Sự phát triển rực rỡ của luật so sánh

     Từ sau những năm 50, với sự xuất hiện của các trung tâm và các viện nghiên cứu về luật so sánh, nhiều tạp chí chuyên về lĩnh vực này cũng được phát hành ở Mỹ cũng như ở châu Âu. Chẳng hạn, Tạp chí luật châu Âu và luật so sánh của Đại học Maastrìcht ở Hà Lan (The Maastrìcht Journal of European and Comparative Law) phát hành số dầu tiên năm 1994;
>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

     Tạp chí luật so sánh của Mỹ (American Journal of Comparative Law) của Hội luật so sánh của Mỹ (American Society of Comparative Law) đã được xuất bản vào năm 1952 chì sau một năm kể từ khi Hội này được thành lập; Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh (Hastings International and Comparative Law Review) cũng đã được xuất bàn tại Đại học Hastings củaMỹ năm 1976. Đến những năm 90 của thế kì trước, hàng loạt các tạp chí chuyên về luật so sánh đã được các trường luật ở Mỹ xuất bản như Tạp chí luật so sánh và luật quốc tế củaĐại học Duke (Duke Journal of Comparative and International Law) xuất bản số đầu tiên năm 1990; Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh của Đại học Indiana (The Indiana International &Comparative Law Review) xuất bản số đầu tiên năm 1991; Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh của Đại học New England (Bang Massachusetts) được xuất bản năm 1994 (The New England Journal of International and Comparative Law). Ở châu Á, Khoa Luật Đại học quốc gia Singapore cũng đã xuất bản tạp chí thưởng kì về luật so sánh và luật quốc tế (Singapore Journal oí International and comparative law), Viện pháp luật châu Á sau khi được thành lập cũng đã xuất bàn tạp chí luật so sánh (Asian Journal of Comparative Law).

Sự phát triển rực rỡ của luật so sánh

     Sự xuất hiện của các tạp chí chuyên về luật so sánh và việc thành lập các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu luật so sánh và sự quan tâm của giới luật học đối với luật so sánh đã làm xuất hiện số lượng khổng lồ các công trình nghiên cứu so sánh ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Điều đó đã tạo ra sự khác biệt rất lớn về sự phát triển của Luật so sánh trong nửa cuối của thế kỉ XX so với các giai đoạn trước là “ở thời điểm của năm 1950, một ngườicó thể nắm được nội dung các tài liệu về luật so sánh bằng tiếng Anh trong vài tuần thì bây giờ, điều này có thế phải mất nhiều.

     Trong đó, bên cạnh các tài liệu chuyên khảo, cácluận văn và hàng nghìn bài báo đăng trên các tạp chí khác nhau, có rất nhiều chuyên luận rất nổi tiếng và hữu ích mà không một học giả luật so sánh nào bỏ qua, chẳng hạn, “Các hệ thống pháp luật trên thể giới đương đại” của hai học già ngườiPháp là René David và John E. c. Brierley,“Luật so sánh trong thế giới đang biến đổi” của Peter de Cruz “Giới thiệu về luật so sánh” của K. Zweigert và H. Kotz, “Các truyền thống pháp luật so sánh” của John H. Merryman, Michael w. Gordon và Christopher Osakvve, “Các truyền thống pháp luật so sánh” của Mary Ann Glendon, Michael Wallace Gordon và Paolo G. Carozza.

Sự phát triển của luật so sánh trên Thế Giới

     Ở Mỹ và Tây Âu, luật so sánh tiếp tục phát triển mạnh mẽ Nhiều trung tâm, viện nghiên cứu cũng như các hiệp hội luật so sánh đã được thành lập. Hội luật so sánh của Mỹ (Americai Society of Comparative Law) được thành lập năm 1951, Hiệp hộ luật so sánh của Italia được thành lập năm 1958, Hiệp hội luật so sánh Hà Lan (The Netherlands Comparative Law Association), được thành lập năm 1968, Viện luật so sánh Thụy Sĩ được thành lập năm 1982; Viện nghiên cứu luật châu Âu và luật so sánh của Khoa Luật, Đại học Oxford được thành lập năm 1995.
>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

     Các viện nghiên cứu và các trung tâm này đã có những đóng góp rất đối với sự phát triển của luật so sánh trong giai đoạn này. Đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu hoặc các viện nghiên cứu luật sánh đã xây dựng các chương trình đào tạo luật so sánh ở  trình độ khác nhau. Ở Mỹ, bắt đầu vào những năm 1950, các trưởng luật ở Mỹ đã tiến hành các khoá học luật so sánh mà nộidung của các khoá học này tập trung chủ yếu vào luật La Mã của các nước Tây Âu, Pháp luật Xô viết hoặc pháp luật của nước châu Mỹ Latinh. Vào giữa những năm 60 của thế XX, có hơn 50 cơ sở đào tạo luật ở Mỹ đã đưa vào chương trình giảng dạy của mình môn học luật so sánh. Đến nay, môn học so sánh được xem là một trong những môn học cơ bản trong chương trình đào tạo của các trường luật ở Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, nhiều cuốn tạp chí chuyên về 1 so sánh cũng đã được xuất bản ở châu Á, Nhật Bản có lẽ là nước đi tiên phong trong việc phát triển luật so sánh học thuật với việc thành lập Viện so sánh thuộc Đại học Chuo năm 1948.

Sự phát triển của luật so sánh

     Sau đó, nhiều trưởng được ở Nhật Bản cũng đã thành lập các trung tâm và các viện về luật so sánh như Viện luật so sánh tại Đại học Wasedarowc thành lập năm 1958, Trung tâm quốc tế về luật và chính trị ; so sánh (The International Center for Comparative Law and Ptcs) thuộc Đại học Tokyo. Từ những năm 80 của thế ki trước lại đây, nhiều trưởng đại học ở các nước châu Á khác cũng đã thành lập các viện, các trung tâm nghiên cứu luật so sánh. Đáng lý là việc thành lập Viện luật châu Á (Asian Law Institute – :LI) năm 2003 do sáng kiến của một số trưởng luật ở các nước châu Á. Cùng với việc thành lập các viện và các trung tâm nghiên cứu luật so sánh, các cơ sở đào tạo luật ở châu Á cùng đã xây dựng các chương trình đào tạo luật so sánh trong các cơ sở. Chẳng hạn, Khoa luật của Đại học quốc gia Singapore dựng và thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ về luật so sánh.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Sự phát triển của Luật so sánh học thuật

    Luật so sánh học thuật được phát trrển đầu tiên và trước hết là ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, so với so sánh lập pháp, luật so sánh học thuật phát trìển muộn hơn. Đến giữa thế ki thứ XIX, “luật so sánh dường như mới được thừa nhận như ngành nghiên cửu pháp luật hoặc ít nhất là phương pháp được chấp nhận để nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác nhau”,  vì thế trong thời gian khá dài, luật so sánh không được thừa nhận một cách chính thức và vì vậy, không có vị trí trong khoa học pháp lí.
>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

    Sự ra đờicủa giải phẫu so sánh, trìết học so sánh, tôn giáo so sánh trong các ngành khoa học tương ứng đã tạo điều kiện cho việc thừa nhận và phát trìển của luật so sánh trong lĩnh vực khoa học pháp lí.

    Trong nửa đầu thế ki XIX, luật gia của các nước chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật của nước mình vì thế luật so sánh không có điều kiện để phát trìển. Bắt đầu từ cuối những năm 20 của thế ki này, đã có những tín hiệu cho sự hình thành và phát trìển của luật so sánh học thuật. Đầu tiên phải nói đến là sự ra đòi của cuốn “Tạp chí phân tích” (Kritische Zeitschrift) liên quan đến luật so sánh đầu tiên trên thế giới ở Đức vào năm 1829 và cuốn tạp chí này xuất bản được 28 số khác nhau.

Luật so sánh học thuật

    Ở Pháp, Tạp chí lập pháp nước ngoài (Revue étrangère de législation) được xuất bản năm 1834 đã giúp cho các luật gia Pháp có thêm những hiểu biết về pháp luật nước ngoài. Ở Anh, công trình “Bình luận về pháp luật thuộc địa và pháp luật nước ngoài” (Commantaries on Colonial and Foreign Laws) được xuất bản năm 1938 với nội dung chứa đựng các bình luận về pháp luật của các nước châu Âu lục địa. pháp luật của các vùng lãnh thổ là thuộc địa của Anh và pháp luật Anh là cuốn sách rất hữu ích đối với các luật gia của Anh và đặc biệt là Hội đồng cơ mật Anh (Privy Council) – cơ quan xét xử cao nhất ở các vùng thuộc địa của Anh. Một công trình đáng chú ý khác cũng ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài cho các thương gia của Anh là “Luật thương mại trên thế giới” (năm 1854).

    Cuốn sách đã so sánh luật thương mại của Anh với luật thương mại của nhiều nước khác trên thế giới. Ở Mỹ, Chiến tranh giành độc lập và sau đó là cuộc chiến tranh năm 1812 đã làm cho người Mỹ chát ghét mọi thứ có nguồn gốc từ nước Anh. Các luật gia Mỹ cho ràng cần phải phát trìển những quy tắc mới phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội ở Mỹ. Vì thế, các luật gia của Mỹ đã tiến hành các nghiên cứu luật La Mã và pháp luật đương đại của các nước châu Âu lục địa đặc biệt là pháp luật của Pháp. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát trìển luật so sánh ở Mỹ.


Luật so sánh đã từng bước được đưa vào giảng dạy

    Bên canh sự xuất hiện các ấn phẩm chuyên về pháp luật nước ngoài và luật so sánh, ở các nước châu Âu lục địa, luật so sánh đã từng bước được đưa vào giảng dạy tại các trưởng luật, ở Pháp, bộ môn lịch sử so sánh pháp luật đã được thành lập tại trưởng đại học Paris năm 1831.
>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

    Sau đó, từ năm 1838 trở đi, Khoa Luật của Đại học Paris đã tiến hành giảng dạy các khoá học về luật hình sự so sánh và đến năm 1846, chức vụ trưởng chuyên ngành luật hình sự so sánh được thiết lập. Ở Mỹ trong giai đoạn này, việc giảng dạy pháp luật nước ngoài cũng đã được chú trọng. Tại Khoa Luật, Đại học Harvard, pháp luật của các nước châu Âu lục địa cũng đã được đưa vào giảng dạy như là một phần chương trình đào tạo.

    Cũng từ chương trình này, Đại học Harvard đã có chức vụ trưởng chuyên ngành pháp luật châu Âu lục địa (Chair of civil law).

Luật so sánh

    Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, sự phát trìển của luật so sánh được đánh dấu bằng sự phát trìển mạnh mẽ của các thiết chế của nó như các hiệp hội, các tạp chí và trưởng các chuyên ngành so sánh (Professional chairs). Hội so sánh lập pháp (Société de législation comparée) được lập ra ở Pháp năm 1869 được xem là tổ chức đầu tiên trên thế giới về luật so sánh.

    Gắn liền với sự ra đời của Hiệp hội này là sự ra đời cuốn Tạp chí quốc tế về luật so sánh (Revue internationale de droit comparé) Sau sự ra đời của Hội so sánh lập pháp và Tạp chí quốc tế về luật so sánh, năm 1876, ở Đại học Paris các môn học luật so sánh chuyên ngành khác cũng đã được đưa vào giảng dạy như luật thương mại và luật hàng hải so sánh (1892), luật hiến pháp so sánh (1895) và luật tư so sánh (Comparative private law). Ở Đức. 

    Sự ra đời cuốn Tạp chí luật so sánh (Zeitschrift für vergleichende Rechtswissenschaft) năm 1878 với nội dung chủ yếu tập trung vào lịch sử pháp luật so sánh và Hiệp hội quốc tế về luật học và kinh tế học so sánh được thành lập năm 1894 đã đánh dâu bước phát trìển mới của luật so sánh của Đức. ơ Anh, Đại học Oxford trong năm 1869 cũng đã xây dựng chức danh giáo se luật học so sánh và lịch sử pháp luật và năm 1894 tại Đại học London đã có trưởng chuyên ngành lịch sử pháp luật và luật sosánh. Cũng trong năm này, Hội lập pháp so sánh đã được thànhlập ở Anh và Hội này cho đến nay vẫn còn tồn tại cùng với cuối tạp chí hàng quý của nó là Tạp chí luật quốc tể và luật so sánh (International and comparative Law Quarterly)
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Những tài liệu về hoạt động xây dựng pháp luật

    Những tài liệu về hoạt động xây dựng pháp luật của các nước cho thấy ràng Đức là một trong số những quốc gia đầu tiên tiến hành các so sánh lập pháp để xây dụng hệ thống pháp luật của mình.
>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

    Mặc dù, trong thời kì pháp điển hoá ở các nước châu Ẩu lục địa, nhiều bộ luật dã được ban hành như Bộ luật dân sự của Áo năm 1811, Luật đất đai của vùng Prusia và cả Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804 nhưng những văn bản được pháp điển hoá này được xây dựng dựa vào trìết lí pháp luật của trưởng phái luật tự nhiên chứ không phải là dựa vào luật so sánh.

    Đến giữa thế ki XIX, phong trào pháp điển hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật của Đức đã được thực hiện dựa vào những so sánh pháp luật. Để pháp điển hoá pháp luật của mình, các luật gia Đức đã thực hiện việc so sánh các văn bản pháp luật không phải chi của các vùng lãnh thổ khác nhau của nước Đức mà đã so sánh các văn bản pháp luật của các quốc gia khác trong thòi kì này.

hoạt động xây dựng pháp luật

    Chẳng hạn, khi xây dựng Luật về các phương tiện đàm phán của Đức năm 1848 và Bộ luật thương mại chung năm 1861, các luật gia Đức đã so sánh luật của các vùng khác nhau của Đức cùng với Bộ luật thương mại của Pháp, Hà Lan và các các nước châu Âu. Đặc biệt, để hoàn thành Bộ luật hình sự, các nhà làm luật của Đức đã tạo ra sản phẩm so sánh pháp luật hình sự đồ sộ với 15 tập khác nhau.

    Đáng chú ý hơn nữa là Bộ luật dân sự của Đức năm 1896 cũng được hoàn thành dựa vào kết quả của việc so sánh luật tư của các nước và các vùng lãnh thổ như luật Giécmanh, luật Prusia, Bộ luật dân sự của Pháp, luật của Áo, Thuỵ Sĩ. Các quốc gia khác sau này khi cài tổ hệ thống pháp luật của mình đều dựa vào các nghiên cứu so sánh pháp luật của các nước khác nhau.

Bước phát triển đầu tiên của luật so sánh

    Đại hội quốc tế về luật so sánh (International Congress for Comparative Law) tại Pari năm 1900 đã đánh dấu bước phát triển mới của luật so sánh. Đại hội đã làm rõ được mục tiêu cơ bản của luật so sánh là nhằm tìm kiếm những giải pháp chung từ đó làm cho các hệ thống pháp luật khác nhau ngày càng gần nhau hơn. Thậm chí, các luật gia tham dự Đại hội này còn có ý tưởng rất lạc quan là theo đuổi sự thống nhất pháp luật của thế giới.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

    Trong nửa đầu thế ki XX, nhiều thiết chế chuyên về luật so sánh đã được thành lập và các thiết chế này đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của luật so sánh. Một học giả đã nhận xét ràng: “Luật so sánh từ giai đoạn đó đến nay sẽ không thể phát triển được nếu thiếu các thiết chế đó”.

Bước phát triển đầu tiên của luật so sánh

     Năm 1916, Viện luật so sánh (Institute for Comparative Law) đã được thành lập tại Đại học Munich. Nhiều trưởng đại học khác ở Đức trong giai đoạn này cũng đã thành lập các viện, cơ quan nghiên cứu luật so sánh. Đại học Lyons của Pháp, năm 1920 cũng thành lập Viện luật so sánh nhở sáng kiến của một trong những học giả nghiên cứu luật so sánh rất nổi tiếng trên thế giới của Pháp là Lambert. Tại Berlin, năm 1926, Viện pháp luật nước ngoài và tư pháp quốc tế mang tên Hoàng đế William cũng được thành lập. Cũng trong thời gian này, Viện so sánh luật công, pháp luật nước ngoài và luật quốc tế được thành lập và Viện này đã nhanh chóng trở thành trung tâm nghiên cứu pháp luật so sánh ở Đức. Năm 1931, Viện so sánh luật của Đại học Paris cũng được thành lập. Ở cấp độ quốc tế, trong giai đoạn này cũng đã thành lập nhiều thiết chế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của luật so sánh. Năm 1924, Học viện quốc tế về luật so sánh đã được thành lập tại La Haye. Học viện này chính là cơ quan tổ chức Đại hội Quốc tế luật so sánh thưởng kì 4 năm một lần. Đại hội lần thứ XVII được tổ chức tại Utrecht, Hà Lan năm 2006. Học viện này đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của luật so sánh trên thế giới. Thêm vào đó, năm 1926, hên cơ sở ý tưởng của Chính phủ Italia, Hội quốc liên (League of Nations) cũng đã thành lập Viện quốc tế về nhất thể hoá luật từ (The International Institute for the Unification of Private Law). Viện này được xem như là cơ quan trực thuộc Hội quốc liên nhưng nó lại được sự hỗ trợ của Chính phủ Italia. Mặc dù Viện này không có mục đích thuần tuý là luật so sánh nhưng nó đã đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát hiển của luật so sánh xuất phát từ mục đích nhất thể hoá luật tư của cơ quan này.

Phương pháp phân biệt luật so sánh

     Dựa vào mục đích của việc so sánh để phân biệt luật so sánh mô tả (Descriptive Comparative Law) và luật so sánh ứng dụng (Applied Comparative Law). Trong đó, so sánh mô tả là việc trình bày một cách có hệ thống những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật được lựa chọn đề so sánh.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu chỉ tập họp và biên soạn thuần tủy các yêu tô của hệ thống pháp luật nào đỏ, thậm chí là việc trình bày song song hoặc thành bảng biểu các thành tổ liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau thì đó cũng không phải là luật so sánh mô tả: “ Việc so sánh này không nhằm mục đích nào khác lở cung cấp thông tin và nó không quan tâm đến việc người thực hiện nghiên cứu này định sử dụng kết quả nghiên cứu này như thế nào”.Khác với so sánh mô tả, so sánh ứng dụng không phải chi đơn thuần nhằm mục đích có được thông tin về hệ thống pháp luật nước ngoài mà nó cần phải xác định mục đích rõ ràng sau khi đã có thông tin về pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, mục đích này cũng không phải chi là mục đích thực tiễn như cải cách pháp luật hay là nhất thể hoá pháp luật mặc dù đây là mục tiêu quan trọng nhất của loại so sánh này. Các mục đích của loại luật so sánh này có thể bao gồm cả việc các nhà trìết học pháp luật hoặc lí luận pháp luật sử dụng việc so sánh để xây dựng các lí thuyết về pháp luật hoặc hỗ trợ các nhà lịch sử pháp luật tìm hiểu nguồn gốc và sự phát trìển của các khái niệm hoặc các chế định pháp luật.

Phương pháp phân biệt luật so sánh

    Ngoài ra, các nhà nghiên cứu so sánh còn có những cách phân loại khác như phân chia luật so sánh thành: Luật so sánh mô tả – đó là việc mô tà các hệ thống pháp luật khác nhau; so sánh phân tích – là việc đánh giá đặc tính của các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật trên cơ sở sự so sánh; so sánh lịch sử – đó là việc nghiên cứu sự phát trìển của các hệ thống pháp luật trong mối quan hệ với các hệ thống pháp luật khác.

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRiỂN CỦA LUẬT  SO SÁNH

Sự hình thành và phát trìển của luật so sánh trên thể giới có thể phân chia sự hình thành và phát trìển của luật so sánh trên thế giới thành hai giai đoạn cơ bản là trước thế ki XIX và từ thế ki XIX đến nay.

Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở

Sự hình thành và phát triển của luật so sánh


    Ngay từ thời kì cổ đại, nhiều nhà nước cổ đại đã viện dẫn pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Điển hình nhất là nhà nước Hy Lạp và nhà nước La Mã. Trong nhà nước Hy Lạp cổ đại, một số thành phố khi xây dựng luật lệ của mình đã chấp nhận toàn bộ hoặc một phần luật lệ của các thành bang khác. Việc chấp nhận pháp luật của các vùng khác hoặc các thành bang khác ở thời kì cổ đại này có lẽ xuất phát từ lí do là luật lệ của các vùng đó được coi là tốt hơn, tiến bộ hơn. Do đó, đây là cách thích hợp để có luật lệ tốt ở giai đoạn này.

    Bên cạnh việc các thành bang của Hy Lạp bắt chước luật của các thành bang khác, những nghiên cứu so sánh trong các công trình của các nhà khoa học thời kì cổ đại cũng đã được tìm thấy. Trong cuốn sách có tên là “Các luật lệ” (Laws), Plato đã so sánh luật lệ của các thành bang của Hy Lạp; Aristotle cũng đã so sánh luật lệ của 153 thành bang của Hy Lạp để viết cuốn “Chính trị”, Theophrastus trong cuốn “về các luật lệ” (On Laws) cũng đã so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau của Hy Lạp…

phát triển của luật so sánh

    Khi nhà nước La Mã mới được hình thành, các luật lệ của La Mã, đặc biệt là Luật 12 bàng cũng đã được xây dựng trên cơ sở việc tìm hiểu luật lệ của Hy Lạp. Cicero và Gaius cho rằng “ủy ban lập pháp đã được gửi đi Aten để nghiên cứu pháp luật của Hy Lạp”.(l> Điều này xuất phát từ cơ sở lịch sử là nền văn minh của Hy Lạp cổ đại đã phát trìển rất rực rỡ và có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn minh của La Mã.

    Trong thời kì thịnh vượng của đế chế La Mã, luật so sánh hầu như không có cơ hội để phát trìển. Các luật gia La Mã không nghiên cứu pháp luật nước ngoài với lí dơ rất đơn giản là theo quan niệm của họ luật La Mã là luật phát trìển nhất xuất phát từ sự thịnh vượng và hùng mạnh của để chế La Mã. Mặt khác, các luật gia La Mãcho rằng pháp luật nước ngoài là “lộn xộn và ngớ ngấn,,vì vậy không có gì đáng quan tâm để học hỏi.

    Đến thời Trung cổ, sau khi đế chế Tây La Mã bị sụp đổ, ở các khu vực của Tây Âu tồn tại hai loại luật song song cùng được áp dụng là luật La Mã và luật Giécmanh. Tuy nhiên, sự tồn tại hai loại luật lệ cùng được áp dụng cũng không làm xuất hiện bất kì công trình nghiên cứu so sánh nào giữa hai loại luật lệ này. Đến trước thời kì Phục Hưng, đã xuất hiện những nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở so sánh. Theo đó, pháp luật của các nhà nước phong kiến, luật giáo hội và những phần khác nhau của luật La Mã trước khi chế độ Tây La Mã sụp đổ đã được nghiên cứu so sánh. Nhở nhũng nghiên cứu này, các học giả thời trung cổ đã mở rộng được sự hiểu biết của mình đối với nhiều hệ thống pháp luật khác nhau trong thời kì đó. 

Quan điểm của các trường phái về luật so sánh

     Đến cuối thời Trung cổ, ở châu Ẩu lục địa hầu như không có bất kì một sự nghiên cứu so sánh nào ngay cả khi các trưởng đại học nghiên cứu giảng dạy luật La Mã (mặc dù đấy không còn là luật La Mã thuần túy của thời cổ đại). Theo quan điểm của các trưởng phái này, “Luật La Mã và luật giáo hội là những luật có hiệu lực tuyệt đối và không có gì nghi ngờ” vì vậy cũng không đòi hỏi phải có những nghiên cứu so sánh. Trong khi đó, trong giai đoạn này ở Anh đã có những công trình nghiên cứu so sánh pháp luật của Anh và pháp luật của Pháp. Tuy nhiên, sự so sánh trong các công trình này “thiếu khách quan” chỉ để nhằm khẳng  định “sự tối ưu của pháp luật Anh”.



    Từ thế kỉ thứ XVI, ở các quốc gia châu Âu lục địa tồn tại nhiều loại luật lệ khác nhau được áp dụng cho các vùng lãnh thô khác nhau, vì vậy đã xuất hiện một số công trình so sánh các luật lệ được áp dụng trong cùng quốc gia. Đặc biệt, những so sánh giữa luật La Mã và luật lệ của người Giécmanh đã được thực hiện ở một sổ quốc gia như Tây Ban Nha, Đức.

trường phái về luật so sánh

    Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế ki XVII và thế ki XVIII đã làm cho các luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình, vì vậy, luật so sánh hầu như không được phát trìển. Tuy nhiên, một số học giả cũng đã đề xuất rằng các học già cần phải thoát khỏi khuôn khổ của hệ thống pháp luật quốc gia để đánh giá được giá trị đúng của hệ thống pháp luật đó. Đáng chú ý nhất là Montesquieu. Ông đã sử dụng phương pháp so sánh để phát trìển các bài giảng của mình về những quan điểm của trưởng phái pháp luật tự nhiên. Vì thế, nhiều học già sau này đã đánh giá Montesquieu như là người đi tiên phong trong lĩnh vực luật so sánh.

- Từ thế kì XIX đến nay

     Từ thể kỉ thứ XIX đến nay, luật so sánh phát trìển mạnh mẽ với hai hình thức là luật so sánh lập pháp và luật so sánh học thuật. Luật so sánh lập pháp là quá trình theo đó pháp luật của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các văn bản pháp luật của quốc gia; còn luật so sánh học thuật là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau dom giản là nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật.

Yếu tố đảm bảo tính khách quan của việc mô tả hệ thống pháp luật

     Để đảm bảo tính khách quan của việc mô tả các hộ thống pháp luật, yêu cầu cơ bản đối với người nghiên cứu làkhi trình bày về các hệ thống pháp luật trong bước này, không được đưa ra bất kì sự bình luận hay nhận xét nào của cá nhân minh về các hệ thống pháp luật đó. Việc mô tả về các hệ thống pháp luật này phải phản ánh trung thực đúng như nó đang tồn tại.

     Hơn nữa, cần phải chú ý ràng các thuật ngữ được sử dụng trong bản mô tả về hệ thống pháp luật nào cần phải sử dụng các thuật ngữ pháp lí của chính hệ thống pháp luật đó với các nguồn luật và các kiểu khái niệm đặc trưng của chính hệ thống pháp luật đó và trong bối cảnh kinh tế-xã hội, chính trị… của chính hệ thống pháp luật đó. Nếu nội dung mô tả về các hệ thống pháp luật chứa đựng lời bình luận, đánh giá hay nhận xét của cá nhân thì những bình luận và đánh giá đó có thể sẽ ảnh hưởng đến những phân tích so sánh trong các giai đoạn khác của quá trình so sánh và vì thể có thể sẽ di dến những kết luận thiếu chính xác.

mô tả hệ thống pháp luật

    Hơn nữa, việc mô tả đối tượng so sánh cũng không nên theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào. Cách thức mô tả về các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng hệ thống pháp luật. Khi mô tả về hệ thống pháp luật nào đó, các nhà nghiên cứu có thể trình bày các quy phạm, các khái niệm và các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật đó. Thậm chí, những vấn đề kinh tế-xã hội gán liền với các khái niệm, các quy phạm cũng như các giải pháp của các hệ thống pháp luật cũng có thể được trình bày trong bàn mô tả về đối tượng so sánh. Trong trưởng hợp việc mô tả về vấn đề cụ thể của hệ thống pháp luật nào đó lại liên quan đến những vấn đề khác trong hệ thống pháp luật đó thì các nội dung của các vấn đề đó cần phải được trình bày theo cách thức riêng. Do đó, việc mô tả các đối tượng so sánh phải đảm bảo rằng bất kì người nào đọc các bản mô tả cũng hình dung được một cách chính xác về hệ thống pháp luật hoặc chế định pháp luật được nghiên cứu.

Bước bốn: Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật.

    Trên cơ sở các bản mô tả về các hệ thống pháp luật lựa chọn để so sánh đã được hoàn thành trong giai đoạn trước, nhiệm vụ của người nghiên cứu trong giai đoạn này là dựa vào các bản mô tả đó để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật hoặc các giải pháp của các hệ thống pháp luật đó. 

Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh

    Một là giả thuyết phải thể hiện được nội dung của vấn đề xã hội hoặc vấn đề pháp lí mà các quy phạm pháp luật dược sử dụng để giải quyết. Như đã đề cập ở trên, việc so sánh luật ở đây là so sánh giải pháp pháp luật được sửdụng dể giải quyết vấn đề cụ thể nào đó của đờisống xã hội; vì thế, già thuyết nghiên cứu phải gắn với quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó diều chinh.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

    Nói cách khác, già thuyết phải tập trung vào chức năng của quy phạm pháp luật hoặc chức năng của chế định pháp luật chứ không phải là hình thức hay vị trí của quy phạm pháp luật trong hệ thống  pháp luật. Chẳng hạn, thay vì đặt giả thuyết “So sánh chế định pháp luật giám hộ của các hệ thống pháp luật” thì nên đặt vấn đề là “So sánh giải pháp pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự trong các hệ thống pháp luật khác nhau”.

hệ thống pháp luật để so sánh

    Hai là không nên đưa vào trong giả thuyết nghiên cứu đó bất kì khái niệm pháp lí của hệ thống pháp luật của nước nào. Bởi vì, ở hệ thống pháp luật khác nhau, các khái niệm pháp lí không đồng nhất với nhau. Thậm chí, khái niệm pháp lí nào đó được sử dụng trong hệ thống pháp luật này nhưng lại không được sử dụng trong hệ thống pháp luật khác. Chẳng hạn, không nên đặt vấn đề là toà án hiển pháp các nước tiến hành xem xét tính hợp hiến của đạo luật như thế nào mà câu hỏi phải là tính họp hiến của dạo luật trong pháp luật nước ngoài được bảo đảm như thế nào. Sở dĩ như vậy vì không phải hệ thống pháp luật nào cũng có toà án hiến pháp. Nếu giả thuyết nghiên cứu chứa đựng khái niệm pháp lí dặc thù của hệ thống pháp luật “A” thì rất có thể người nghiên cứu sẽ không tìm được khái niệm đó trong hệ thống pháp luật “B”. Và nếu vì lí do đó mà kết luận ràng hệ thống pháp luật B không điều chinh về vấn đề đang tìm hiểu thì rất có khả năng đó là kết luận thiếu chính xác.

Bước hai: lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh.

    Lựa chọn hệ thống pháp luật là vấn đề khá phức tạp trong nghiên cứu so sánh, về nguyên tắc, càng so sánh được nhiều hệ thống pháp luật thì kết quả của việc so sánh càng có ý nghĩa. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau để lựa chọn hệ thống pháp luật cho việc so sánh mang lại kết quả hữu ích nhất. Có ba yếu tố cần chú ý khi lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh là mục đích nghiên cứu, khả năng có được nguồn thông tin pháp luật nước ngoài và cấp độ so sánh.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà

Tham vọng của người nghiên cứu so sánh

    Thông thường, tham vọng của người nghiên cứu so sánh rất lớn và muốn so sánh nhiều hệ thống pháp luật. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, mạng thông tin toàn cầu và sự giao lưu giữa các chuyên gia pháp luật của các quốc gia khác nhau trên thế giới khá phổ biến nên việc tiếp cận thông tin về pháp luật nước ngoài không còn là vấn đề quá khó khăn nhưng yếu tổ ngôn ngữ lại là rào cản khá lớn đối với các luật gia khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài bởi vì việc nghiên cứu hệ thống pháp luật nước ngoài đồng nghĩa với việc phải làm quen với ngôn ngữ pháp luật của nước đó.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

     Cấp độ so sánh là một trong những yếu tố quan trọng có liên quan đen việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để nghiên cứu. Nếu là so sánh ở cấp độ vĩ mô, các nhà nghiên cứu thưởng lựa chọn hệ thống pháp luật vẫn duy trìđược tính chất của hệ thống pháp luật “gốc” của dòng họ pháp luật hay truyền thống pháp luật nào đó. Điều này xuất phát từ quan niệm rằng các hệ thống pháp luật này đã phát triển ổn định và các hệ thống pháp luật khác thường chấp nhận hoăk bắt chước các hệ thống pháp luật này.

người nghiên cứu so sánh

    Để giải quyết cùng vân đề cụ thể, hệ thống pháp luật A sử dụng chế định pháp luật nhưng hệ thống pháp luật “B” lại sử dụng nhiều chế định pháp luật khác nhau. Điều này xuất phát từ cơ sở thực tế là ở hệ thống pháp luật nào đó, các luật gia chi coi đó là một vấn đề vì thể chỉ cần sử dụng một chế định pháp luật đê giải quyết nhưng ở hệ thống pháp luật khác, các luật gia khác lại cho rằng đó là hàng loạt các vẩn đề cụ thể khác nhau và vì thế để giải quyết vấn đề đó cần nhiều chế định khác nhau của cùng một lĩnh vực pháp luật hoặc thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau.

-    Các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau có thể rất khác nhau về khái niệm và nguồn gốc lịch sửnhưng chúng lại có thể cùng được sử dụng để giải quyết vấn đề nào đó.

-    Vấn đề nào đó có thể được giải quyết bằng pháp luật ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này nhưng ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, vấn đề tương tự như vậy lại được giải quyết bằng những quy phạm xã hội.

-   Hệ thống nguồn luật, các loại văn bản và hỉnh thức của chúng ở các hệ thống pháp luật có thể không giống nhau, vì thế không nên cho rằng ở hệ thống pháp luật này có văn bản quy định về vấn đề này thì ở hệ thống pháp luật khác cũng có văn bản pháp luật tương ứng quy định về vấn đề đó.


Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà

Xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh

    Tuy nhiên, để đàm bảo cho việc so sánh và phân tích những điểm tương đồng được tiến hành một cách có hệ thống, việc xác định những điểm tương đồng và khác biệt đỏ cần phải được thực hiện dựa trên, những tiêu chí nhất định. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên trong bước này là xác định được hệ thống các tiêu chí cho việc so sánh.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

    Xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh cũng không phải là vấn đề đơn giản bởi vì, như đã phân tích ở trên, các hệ thống pháp luật khác nhau có thể có cách giải quyết vấn đề khác nhau, hệ thống khái niệm khác nhau… Do đó, “Hệ thống này phải linh hoạt ú có các khái niệm đủ rộng để bao quát được tất cả các chế định pháp luật khác nhau mà về mặt chức năng, chúng có thê so sánh được”.  Điều đó có nghĩa là không được sử dụng các khái niệm không đồng nhất giữa các hệ thống pháp luật cũng như các khái niệm riêng biệt, đặc thù một hệ thống pháp luật nào đó làm tiêu chí cho việc so sánh. Mặt khác, do một số hệ thống pháp luật có thể không sử dụng giải pháp bàng pháp luật để giải quyết vấn dề đã được xác định, vỉ vậy, hệ thống các tiêu chí phải bao gồm cả những tiêu chí gắn với giải pháp có tính chất pháp 11 và những tiêu chí gắn với giải pháp mang tính xã hội.

hệ thống tiêu chí so sánh

    Sau khi có được hệ thống tiêu chí so sánh, nhiệm vụ của người nghiên cứu so sánh bây giờlà xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh theo hệ thống các tiêu chí đã xác định. Nhiệm vụ này được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình so sánh. Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải nhận biết hoặc nhận thức rõ những khác biệt và tương đồng giữa các đối tượng so sánh. Nhiệm vụ đó đòi hỏi người nghiên cứu phải khám phá và mô tả sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các dữ liệu đã được tập hợp và trình bày trong các bản mô tả về các hệ thống pháp luật.

    Bước năm: Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp của các hệ thống pháp luật đã so sánh.

    Trong bước này, người nghiên cứu phải tiến hành giải thích nguồn gốc của những tương đồng và khác biệt đã được tìm ra. Việc giải thích những nội dung nào trong kết quả nghiên cứu so sánh phụ thuộc vào mục đích cũng như giả thiết nghiên cứu. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà

Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh

    Tất cả những sự phân chia các bước của quá trình so sánh nêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Ở đây, chúng tôi phân chia thành năm bước cơ bàn để thực hiện một công trình so sánh pháp luật.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Bước một: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh.    Để thực hiện các nghiên cứu so sánh, trước hết, người nghiên cứu phải xác định vấn đề dự kiến nghiên cứu so sánh, vấn đề dự kiến nghiên cứu so sánh có thể xuất phát từ đòi hỏi của công việc và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, người tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật có thể được giao nhiệm vụ so sánh pháp luật của các nước về vấn đề nào đó để đề xuất phương án thích họp cho việc soạn thảo văn bản pháp luật có liên quan; hoặc các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu pháp luật phục vụ cho việc phát trìển hệ thống khoa học pháp lí của quốc gia hoặc đơn giản hơn là hoàn thành bài báo, luận văn hoặc luận án; các luật sư tìm kiếm giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình… vấn đề dự định nghiên cứu cũng có thể xuất phát từ niềm say mê so sánh pháp luật của các nước khác nhau của các luật gia. 

vấn đề pháp luật cần so sánh

Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu dù để đáp ứng yêu cầu của công việc của luật gia hoặc niềm say mê nghiên cứu so sánh luật của các luật gia đều thưởng xuất phát từ việc họ không thoảmãn với các quy định của pháp luật nước mình và tìm hiểu cách giải quyết vấn đề tương tự trong pháp luật nước ngoài hoặc đơn giản hơn là do sự tò mò về cách giải quyết vấn đề trong pháp luật nước ngoài, vấn đề dự định nghiên cứu cũng có thể hình thành từ  việc có được thông tin về vấn đề nào đó của pháp luật nước ngoài làm cho luật gia tìm hiểu so sánh với pháp luật của nước mình Sau khi đã xác định được vấn đề để tiến hành nghiên cứu so sánh, công việc tiếp theo trong bước này là dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh. Giả thuyết nghiên cứu so sánh luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo tính chính xác cùng như giả trị của kết quả nghiên cứu. Một giả thuyết nghiên cứu so sánh luật không chính xác có thể dẫn đến việc dưa ra những kết luận sai lầm khi xác định những điểm tương đồng và khác biệt cũng nhu khi đánh giá pháp lí trong các hệ thống pháp luật khác nhau.

    Giả thuyết để nghiên cứu so sánh phải bảo đảm tính chức năng. Như đã phân tích ở trên, các nghiên cứu so sánh luật li nhằm tìm ra nhũng điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề nào đ> chứ không phải là so sánh về cấu trúc và cách thể hiện ngôn ngữ của các quy phạm pháp luật. Đế đảm bảo tính chức năng của già thuyết nghiên cứu, cần chủ ý một số điểm:


Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà

Những giai đoạn nghiên cứu luật so sánh

    Trong giai đoạn này, người nghiên cứu có thể làm sáng tỏ cả những vấn đề kinh tế xã hội, những vấn dề pháp lí và các giải pháp pháp luật mà các hệ thống pháp luật này sử dụng dể giải quyết một vấn để cụ thể. Giai đoạn thứ hai, đòi hỏi người nghiên cứu xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dối tượng lựa chọn so sánh đã được mô tả ở giai đoạn thứ nhất.



    Trong giai đoạn thứ ba, người nghiên cứu giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng đã được lựa chọn để nghiên cứu. Một số học giả xác định sáu bước để tiến hành việc so sánh pháp luật. Cụ thể là: 1) Xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh; 2) Lựa chọn các quy phạm pháp luật để nghiên cứu so sánh; 3) Xác định phạm vi so sánh; 4) Lập báo cáo về đối tượng so sánh; 5) Xây dựng các tiêu chí cho việc phân tích so sánh và cuối cùng là 6) Tiến hành các phân tích so sánh, đánh giá các giải pháp và đề xuất giải pháp.  

giai đoạn nghiên cứu luật so sánh

Một bản kế hoạch khá chi tiết cho việc tiến hành các nghiên cứu so sánh luật của học giả khác lại phân chia quá trình tiến hành các nghiên cứu sosánh luật thành tám bước khác nhau: Bước một là xác định vân đề nghiên cứu; Bước hai là lựa chọn hệ thống pháp luật đề so sánh; Bước ba là xác định các nguồn chứa đựng thông tin cần thiết về các hệ thống pháp luật cần so sánh; Bước bốn là thu thập các tài liệu có liên quan đến các hệ thống pháp luật được lựa chọn nghiên cứu; Bước năm là sắp xếp các tài liệu phù hợp với các tiêu đề gắn liền với trìết lí pháp luật và hệ tư tưởng pháp lí của các hệ thống pháp luật; Bước thứ sáu là dưa ra các phương án trả lời cho vấn đề; Bước thứ bảy là phân tích các nguyên tác pháp lí ở bản chất bên trong của chúng; và bước cuối cùng là trình bày kết luận dưới hình thức so sánh.Có học giả xác định quá trình so sánh với các bước cụ thể là: 1) Xác định và làm rõ nội dung các khái niệm của vấn đề cần so sánh. “Những khái niệm này được xem là các đơn vị của việc so sánh”. Hệ thống khái niệm này được xem giống như hệ thống các tiêu chí so sánh ở trên; 2) Bước tiếp theo là mô tả. Bước này trình bày và mô tả nội dung các quy phạm, các khái niệm và chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật đã được lựa chọn để nghiên cứu. Bước này có thể bao gôm cả việc trình bày về những vấn đề kinh tế-xã hội, văn hoá cùng với các giải pháp pháp luật gắn với những diều kiện đó; 3) Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sảnh là nội dung cơ bản của bước này; 4) Tiếp theo là giai đoạn giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh và 5) cuối cùng là bước khảng dịnh những kết quả so sánh và đi đến kết luận cuối cùng thông qua việc kiểm tra kiểm tra kết quả và đánh giá các vấn đề và giải pháp thực tế trong nhiều hệ thống pháp luật.
Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở

Cách tiếp cận luật so sánh

    “Một vấn đề xã hội hoặc pháp lí được hệ thống pháp luật X và hệ thống pháp luật Y giải quyết như thế nào? Chế định pháp luật nào được sử dụng trong hai hệ thống pháp luật đó để giải quyết vấn đề đó?” Câu trả lời của câu hỏi này liên quan đến chức năng của các quyphạm hoặc chế định pháp luật.



    Với cách tiếp cận như thế, các học giả đã đi đến nhận định rằng các chế định trong các hệ thống pháp luật khác nhau có chức năng tương đương với nhau khi chủng có cùng vai trò trong các xã hội đó, cùng được sửdụng để giải quyết vấn đề tương tự ở các xã hội đó hoặc cùng điểu chinh loại quan hệ ở các xã hội đó… Những chế định này có thể so sánh được với nhau vì chúng có “mẫu số so sánh chung” – đó chính là chức năng của chúng. Với cách đặt vấn đề như vậy, quan niệm chung của các cách tiếp cận này là các vấn dề giống nhau trong các xã hội khác nhau được giải quyết như nhau mặc dù con đường dẫn đến kết quả đó có thể khác nhau.

Cách tiếp cận luật so sánh

    So sánh các chế định, các quy phạm pháp luật có cùng chức năng cho thấy việc so sánh luật không tập trung vào cấu trúc, ngôn ngữ hay khái niệm của các quy phạm pháp luật hoặc trong các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau mà tập trung vào các tình huống thực tế, so sánh cách thức mà các hệ thống pháp luật giải quyết tình huống đó. Nói một cách cụ thể hơn, việc so sánh pháp luật ở đây là so sánh giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lí tồn tại ở các xã hội đó.

    Việc xem chức năng là nhân tố chung cho việc tiến hành so sánh pháp luật được coi là nguyên tắc cơ bản nhất của phương pháp luận của luật so sánh – nguyên tắc so sánh chức năng. Nguyên tắc này trở thành nguyên tắc cơ sở của toàn bộ quá trình so sánh pháp luật.

    Do đối tượng của luật so sánh rất rộng và có các cấp độ so sánh khác nhau như đã nêu ở trên nên khó có thể đưa ra khuôn mẫu chung nào cho việc thực hiện các nghiên cứu so sánh. Các học già đã xây dựng các bước rất khác nhau để tiến hành các nghiên cứu so sánh pháp luật. Một số học giả phân chia quá trình so sánh luật thành ba giai đoạn:(1) Giai đoạn mô tả, giai đoạn xác định và giai đoạn giải thích. Trong giai đoạn mô tả, người nghiên cứu thực hiện việc mô tả hệ thống pháp luật, các ngành luật hoặc chế định pháp luật của các hệ thống được lựa chọn để so sánh. 
Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở

Những nhân tố để xác định khả năng so sánh của luật so sánh

    Ở cấp độ so sánh vĩ mô, các học giả đã đề xuất nhiều yểu tố khác nhau để xác định khả năng so sánh của các hệ thống pháp luật. Các nhân tố đó có thể là kinh tế, chính trị, vãn hoá, địa lí, ngôn ngữ, tôn giáo, hệ thống các giá trị…Một số học giả cho rằng việc so sánh nên được tiến hành giữa các hệ thống pháp luật có cùng những bước phát trìển nhất định, có thể là về kinh tế, xã hội hoặc pháp luật.



    Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng ở cấp độ vĩ mô, bản thân pháp luật là hiện tượng xã hội được xác lập trong các xã hội khác nhau và có thể so sánh được với nhau vì đều nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự xã hội. Vì thế, mẫu số so sánh giữa các hệ thống pháp luật sẽ tuỳ thuộc vào mục đích và sự quan tâm của người nghiên cứu. Trên thực tế, các học giả thưởng sử dụng những nhân tố chủ yếu như địa lí, lịch sử, kinh tê, chính trị, văn hoá, tôn giáo… dể lựa chọn các hộ thống pháp luật khi tiến hành các nghiên cứu so sánh ở cấp độ vĩ mô.

khả năng so sánh

    Ở cấp độ vi mô, mặc dù có sự tranh luận rất sôi nổi trong giới luật học trên thế giới nhưng cho đến nay chức năng của các chế định, các quy phạm pháp luật vẫn được đa số các học giả so sánh thừa nhận là nhân tố thử ba của việc so sánh trong luật so sánh.  Nói cách khác, trong luật so sánh, những quy phạm, chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau có thể so sánh được với nhau nếu chúng có chức năng tương đương. Đây có lẽ là lí do mà nhiều học già gọi nó là phương pháp chức năng của luật so sánh.

    Vấn đề được đặt ra là chức năng tương đương của các chế định hoặc các quy phạm pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau là gì? Các học giả luật so sánh xuất phát từ hai cách tiếp cận khác nhau để xác định các quy phạm pháp luật hoặc các chế định pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau có chức năng tương đương với nhau. Cách tiếp cận thứ nhất bắt đầu từ câu hỏi: “Chế định nào trong hệ thống pháp luật X thực hiện chức năng tương đương với chế định m trong hệ thống pháp luật Y?” từ câu trả lời của câu hỏi này, các nhà luật học so sánh sẽ tìm kiếm chế định có chức năng tương đương ở hai hệ thống pháp luật “X” và “Y” để tiến hành so sánh. Cách tiếp cận thứ hai bắt đầu từ câu hỏi: 


Phương pháp so sánh trong luật so sánh

    Nói cách khác, khi muốn tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai hộ thống pháp luật thuần túy, người nghiên cửu không thể không dựa vào những tương đồng và khác biệt giữa các chế định, các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật đỏ và ngược lại, để tìm hiểu sự khác biệt trong nội dung của chế định nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cũng không thể không xác định sự khác biệt về cách thức giải thích các quy định của pháp luật ở các hệ thống pháp luật hoặc tầm quan trọng cũng như vị trí của chế định pháp luật đó ở các hệ thống pháp luật này.



PHƯƠNG PHÁP CỦA LUẬT SO SÁNH

    Những nguyên lí của phương pháp so sánh trong luật so sánh hoàn toàn không vượt ra ngoài nguyên lí chung của phương pháp so sánh được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học nói chung. Mặc dù các sự vật và hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chi thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh) có những điểm chung nhất định. Điểm chung này được các nhà nghiên cứu so sánh gọi là yếu tố thứ ba của việc so sánh bên cạnh yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh. Yếu tố thứ ba này được xem là mẫu số so sánh chung.

Phương pháp so sánh

    Việc tìm kiếm mẫu số so sánh chung này vẫn luôn là vấn đề được bàn luận khi sử dụng phương pháp so sánh trong các lĩnhvực khoa học khác nhau bao gồm cả lĩnh vực luật so sánh. Các nhả nghiên cứu luật so sánh cho rằng khả năng so sánh của các quy phạm pháp luật hay các chế định pháp luật tương đương vó nhân tô thứ ba của việc so sánh bởi vi khả năng so sánh của cá quy phạm hay các chế định pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau phụ thuộc vào sự tồn tại của mẫu số so sánh chung- nhân tố làm cho việc so sánh các hiện tượng pháp lí có ý nghĩa.

    Vậy, nhân tố nào là mẫu số so sánh của các đối tượng so sánh trong luật so sánh? Nói cách khác, những hệ thống pháp luật nào; những chế định hay quy phạm pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật khác nhau có thể được so sánh với nhau?

Luật so sánh là một môn khoa học

     Một lí do khác để các nhà luật học ủng hộ quan điểm nhìn nhận luật so sánh là môn khoa học độc lập xuất phát từ vại trò của luật so sánh trong việc phân tích và giải quyêt những vân dề mới cùa luật học nói chung. Theo đó, phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản đặc thù của việc nghiên cứu các hiện tượng phập luật.



    Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các hệ thống pháp luật mà còn nghiên cứu mối quan hệ mà các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc cùa những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia cũng như làm hài hòa và đi đến nhất thể hoá pháp luật của các quốc gia.

    Cũng có ý kiến dung hoà hai quan điểm trên và cho rằng luật so sánh vừa là phương pháp khoa học, vừa là môn khoa học. Theo quan diêm này, luật so sánh là phương pháp bởi vì nó được sư dụng như là phương tiện để tập hợp thông tin về các hệ thống pháp luật hoặc các hiện tượng pháp luật được so sánh. Tuy nhiên, cung hoàn toàn hợp lí khi xem luật so sánh là môn khoa học bởi VI nó tồn tại song song với lí luận chung về pháp luật nhưng với hệ thống tri thức riêng.

Luật so sánh

    Trong lí luận về khoa học hiện nay, chưa có sự thống nhất về tiêu chí đê xác định môn khoa học độc lập. Có quan niệm xác định rằng khoa học độc lập phải có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng nhưng cũng có quan niệm cho rằng môn khoa học độc lập phải tạo ra hệ thống những tri thức mói khác với các khoa học đã tồn tại. Dù theo quan niệm nào thì luật so sánh ngày nay không chỉ có đối tượng và phương pháp riêng mà kết quả cùa những nghiên cứu so sánh luật đã hình thành nên những ưi thức pháp luật khác với hệ thống tri thức của các khoa học pháp truyền thống. Hơn nữa, sự phân chia các khoa học trong lĩnh vực học thuật nào đó cũng chi mang tính tương đối. Các khoa học nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có thể được xem đó là khoa học pháp lí. Nhưng trong cái gọi là “khoa học pháp lí” đó, ngưởi ta lại có thể phân chia nó thành các khoa học pháp lí “thành phần” như lí luận về pháp luật, luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, tội phạm học… Thậm chí, trong sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói riêng, ở thởi điểm nào đó, môn khoa học với đổi tượng và phương pháp nghiên cứu nhất định có thể được chia tách thành nhiều khoa học độc lập có mối quan hệ với nhau. Vì thế, việc xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như những tri thức khác biệt mà luật so sánh tạo ra có thể cho phép chúng ta chấp nhận luật so sánh là khoa học độc lập như các khoa học đang tồn tại trong hệ thống khoa học pháp lí.

Khái niệm về hệ thống pháp luật

    Với ngữ cảnh này, thuật ngữ hệ thống pháp luật thường được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ.Cũng có học giả mở rộng nội hàm của khái niệm hệ thống pháp luật khi đặt nó trong mối quan hệ với quốc gia hoặc vùng lãnh thồ nhất định. Theo đó, hệ thống pháp luật không chi lả tổng thể các quy phạm pháp luật mà còn bao hàm cả các thiết chế pháp luật của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Dịch vụ làm giấy phép lao động

    Vì thế, khi trình bày về hệ thống pháp luật nào đó, các học giả, các nhà nghiên cứu không phải chỉ nói đến hệ thống quy phạm pháp luật mà còn nói đến cả các thiết chế pháp luật như toà án, các cơ quan tài phán… Thậm chí, khái niệm hệ thống pháp luật còn được mở rộng hơn nữa bao hàm các yếu tố khác như phạm vi điều chỉnh của pháp luật (legal extention), mức độ điều chỉnh của pháp luật (legal penetration), văn hoá pháp luật, các thiết chế pháp lí (toà án, cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ sở đào tạo luật, hội luật gia), luật gia và các quy trình có các hoạt động gắn liền với pháp luật.

hệ thống pháp luật

    Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thồ, thuật ngữ này còn được sử dụng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có những điểm chung nhất định. René David, trong công trình giới thiệu về các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đã sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” khi nói đến nhóm hệ thống pháp luật của các nước thuộc lục địa châu Âu – hệ thống pháp luật La Mã – Giécmanh (The Romano – Germanic system of law). Tưomg tự như vậy, nhiều học giả luật so sánh khác cũng sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Peter de Cruz trong cuốn “Comparative Law in a changing world” (luật so sánh trong thế giới thay đổi) cũng sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” khi nói đến nhóm pháp luật của phần lớn các nước Tây Âu, các nước Mỹ Latinh, các nước vùng Đông A và phân lớn các nước châu Phi (civil law system).

    Nhiều học giả khác cũng sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật để nói đến hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Anglo-American system); hệ thông pháp luật XHCN (Socialist legal system). Điều dễ nhận thấy là khi sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó, các học giả không có hàm ý rằng nội dung của thuật ngữ này là hệ thống quy phạm, các chê định pháp luật và các thiết chế pháp lí hoặc bao hàm cả mức dộ, phạm vi điều chình pháp luật giống như “hệ thống pháp luật” của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mớihồ sơ thành lập văn phòng đại diện