Sắp xếp các hệ thống pháp luật

     Mặc dù vậy, việc sắp xếp các hệ thống pháp luật vẫn có thể thực hiện được nhờ tính ổn định của các hệ thống pháp luật. Những thay đổi của mỗi hệ thống pháp luật chỉ là những thay đổi hời hợt ở bên ngoài, ẩn chứa đàng sau những thay đổi đó là sự ổn định của chính hệ thống pháp luật đó mà nó thay đổi rất chậm chạp ngay cả khi có sự thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội.
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán đất ở

     Nhân tố ổn định của mỗi hệ thống pháp luật chính là các nguyên tác quy định việc xây dựng pháp luật, giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật cũng như phưomg pháp chung trong việc đào tạo các luật gia. Nói cách khác, sự ổn định và bền vững của mỗi hệ thống pháp luật là bởi vì  có thuật ngữ được sử dụng để thể hiện các khái niệm, các quy phạm củanó được sắp xếp vào các nhóm, nó có những kĩ thuật đ thể hiện các quy phạm và để giải thích chúng, nó được gắn với quan điểm về trật tự xã hội của chỉnh nó mà quan điểm này quy định cách thức pháp luật được áp dụng và quyết định chức năng thực sự  của pháp luật trong xã hội đó. Sự bền vững này giúp cho các luật gia cho, dù được đào tạo ở bất kì  thời điểm nào trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật, họ vẫn có thể giải thích và áp dụng một cách đúng đắn các quy phạm pháp luật ngay cả khi các quy phạm pháp luật này đã được sửa đổi hoặc thay thế bằng các quy phạm pháp luật khác. Sự bền vững của hệ thống pháp luật quốc gia tạo ra khả năng cho việc sắp xếp các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau mà mỗi nhóm đó được xem là một dòng họ pháp luật.

Sắp xếp các hệ thống pháp luật

     Trong lí thuyết về sự phân nhóm các dòng họ pháp luật, nhiều câu hỏi được đặt ra cho đến nay vẫn chưa có dược câu trả lờithống nhất là: Có bao nhiêu dòng họ pháp luật trên thế giới? hoặc các hệ thống pháp luật trên thế giới dược chia thành mấy nhóm? Và làm thế nào để xếp một hệ thống pháp luật cụ thể nào đó thuộc dòng họ pháp luật nào…

     Tiêu chí phân nhóm là yếu tố quyết định đối với việc xác định số lượng các dòng họ pháp luật cũng như việc đưa một hệ thống pháp luật cụ thể vào một dòng họ nào đó. Các học giả khác nhau đã và đang cố gắng tìm kiếm các tiêu chí để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau. Sự khác nhau không chỉ số lượng các tiêu chí được sử dụng để còn khác nhau ở chính bản thân các tiêu chí được sử dụng để phân nhóm.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Mục đích của việc phân chia hệ thống pháp luật trên thế giới

      Phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau chủ yểu là nhằm mục đích sư phạm. Việc phân chia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu tổng quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới, giúp cho các nhà luật học có được một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế giới. Điều đó xuất phát từ thực tế là trên thế giới có có hơn hai trăm hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống đó có những điểm riêng biệt, vì vậy, chúng ta không thể và không có đù thời gian để có thể nghiên cứu được hết tất cả các hệ thống pháp luật đó.


hệ thống pháp luật trên thế giới

      Thay vì việc nghiên cứu từng hệ thống pháp luật, việc phân nhóm sẽ giúp cho chúng ta sắp xếp một cách có trật tự các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ đó, tiến hành những nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các dòng họ pháp luật thông qua việc nghiên cứu những hệ thống pháp luật điển hình của dòng họ pháp luật. Hơn nữa, việc phân nhóm này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu từng hệ thống pháp luật cụ thể mà chúng ta quan tâm. Với việc xác định những đặc điểm của các nhóm pháp luật, khi cần phải nghiên cứu hệ thống pháp luật cụ thể nào đó, chúng ta xác định nội dung cụ thể của hệ thống pháp luật này và có được những tri thức cơ bản về hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật này thuộc vào dòng họ nào?

      Phân chia các hệ thống pháp luật dành các dòng họ pháp luật khác nhau là nội dung được quy định trong các công trình giới thiệu chung về hệ thống pháp luật để giải thích cho công việc này là việc phân bố pháp luật trên thế giới được xem là nội dung. Xét ở cấp độ so sánh, việc phân nhóm các luật thành các nhóm, các dòng họ pháp luật khác ở  cấp độ vĩ mô. Bởi vì, khi được phân chia, các hệ thống pháp luật khác nhau được dòng họ pháp luật theo các thành tố và đặc điểm.

Luật so sánh hỗ trợ tối ưu cho các thẩm phán

     Ngay cả trong trường hợp phải áp dụng pháp luật của quốc gia để giải quyết những vụ việc không có yếu tố nước ngoài, luật so sánh vẫn có thể được sử dụng như là phương tiện để giải thích và áp dụng các quy định đó. Cụ thể là luật so sánh có thể đưọc sử lụng để hỗ trợ đối với các thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể khi pháp luật quốc gia có những khoảng trống chưa được giải quyết hoặc những quy tịnh của pháp luật quốc gia chưa rõ ràng.
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán đất ở

     Bởi vì “sẽ rất hợp lí nếu các toà án lấp đầy khoảng trống của pháp luật trong nước bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp của luật so sánh“. Kết quả nghiên cứu so sánh sẽ giúp cho các thẩm phán có những lập luận hợp lí đối với việc giải quyết các vụ việc được áp dụng pháp luật trong nước. Tất nhiên, trong những trường hợp như vậy, những lập luận xuất phát từ các nghiên cứu so sánh để giải thích và áp dụng các quy định của pháp luật quốc gia đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của pháp luật quốc gia thường không được nêu rõ trong bản án hoặc phán quyết của toà án.

các thẩm phán

     Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các luật sư đổi với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng: “Chức năng của các luật sư liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tể không phải chỉ (i) làm giảm đến mức tối thiểu các rủi ro (ii) làm nhẹ đi những gánh nặng của việc tuân thù các quy định của pháp luật cho khách hàng của mình, mà còn (iii) tăng giá trị cho các giao dịch của họ”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các luật sư có thể giúp cho thân chủ của họ tránh được những gánh nặng từ môi trưởng pháp lí thông qua việc tư vấn cho các thân chủ của mình lựa chọn luật áp dụng trong các giao dịch của họ. Để làm được việc đó, việc so sánh pháp luật quốc gia của khách hàng của luật sư với pháp luật của các đối tác của họ có ý nghĩa quan trọng. Việc so sánh luật sẽ giúp cho luật sư có thể tư vấn cho khách hàng của mình lựa chọn luật của nước nào có thể mang lại lợi nhuận tối da và giảm sự rủi ro đến mức tối thiểu trong các giao dịch của họ. Trong rất nhiều trường hợp, khách hàng của các luật sư có thể đạt được mục tiêu tốt nhất bằng việc áp dụng luật quốc gia của các đối tác của họ hoặc pháp luật của nước thứ ba chứ không phải là pháp luật của nước mình. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý trong việc lựa chọn pháp luật nước ngoài để tư vấn cho khách hàng của mình, các luật sư không chỉ tập trung vào các quy định trên văn bản bởi vì “thực tiễn pháp lí thường khác xa với các quy định viết trong các hệ thống pháp luật đang phát triển ”. Do đó, khi lựa chọn pháp luật nước ngoài để tư vấn cho thân chủ của mình, các luật sư cần phải nghiên cứu các những quy tăc không thành văn được thực tế các nước chấp nhận.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật nước ngoài

     Luật so sánh có thể được ứng dụng trong thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú, đa dạng, nhất là trong bối cành toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Vì thế, việc sử dụng luật so sánh như là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật có thể sẽ mang lại kết quả bất ngờ. Trong điều kiện hiện nay, sử dụng luật so sánh trong hoạt động thực tiễn không phải chỉ hữu ích đối với các thẩm phán của các toà án hay các cơ quan tài phán mà nó còn hữu ích cả đối với các luật sư,những người thường xuyên phải đưa ra lời tư vấn cho các giao dịch của khách hàng hoặc lời bào chữa cho các khách hàng của mình trong quá trình tố tụng.
>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán đất ở

áp dụng pháp luật nước ngoài

     Luật so sánh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài và pháp luật nước ngoài. Các thẩm phán, khi phải giải quyết vụ việc cụ thể nào đó liên quan đến việc phải áp dụng pháp luật nước ngoài, các luật sư khi tranh tụng tại toà án đối với các vụ việc liên quan đến pháp luật nước ngoài đương nhiên cần phải hiểu được các quy định của pháp luật nước ngoài. Mặc dù, “bản thân việc tìm kiếm và áp dụng luật nước ngoài không liên quan đến so sánh luật nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài đòi hỏi một cách gián tiếp những so sánh nhất định giữa luật nước ngoài và luật củanước mà toà án có thẩm quyền xét xử vụ việc (lex fori)”. Hơn nữa, khi các toà án phải áp dụng pháp luật nước ngoài, các toà án đều phải bảo đảm rằng các quy định đó không trải với các nguyên tắc pháp luật trong nước và không xâm phạm trật tự công cộng của nước áp dụng. Để bảo đảm được yêu cầu này, rõ ràng việc so sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật trong nước là việc làm kông thể thiếu trong hoạt động của thẩm phán cũng như của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

     Trong trường hợp phải áp dụng các quy định là kết quả của quá trình hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật, việc đảm bảo ính thống nhất của các quy tắc đã dược nhất thể hoá hoặc hài ìoà hoá thì việc sử dụng luật so sánh để xác định nội dung và thách thức áp dụng các quy định này được xem như là yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật của quốc gia. Trong những trường hợp như vậy, các thẩm phán cũng như những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật có thể sử dụng cách thức giải thích các quy định đó của toà án các nước, đặc biệt là toà án của nước đã sản sinh ra quy định đã lược thừa nhận được áp dụng chung để giải quyết các vụ việc huộc thẩm quyền của mình.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm

     Để vượt qua những rào cản này, luật so sánh có vai trò quan trọng.

     Trước hét, luật so sánh hỗ trợ cho quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật để vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí. Một trong những công việc quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật là phải xác định được những điểm chung của các hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc tạo ra hệ thống quy tắc mẫu hoặc hệ thống quy tắc được áp dụng chung.

>>> Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán đất ở

     Để làm được điều đó, không thể không tiến hành các nghiên cứu so sánh. Hơn nữa, các nghiên cứu so sánh để hỗ trợ cho quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật không đơn giản chỉ là sự tập hợp những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà phải đề xuất được giải pháp pháp lí tốt hơn và dễ dàng áp dụng hơn so với các giải pháp pháp lí đang được sử dụng ở tất cả các quốc gia tham gia vào quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật.

Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm

     Mặt khác, luật so sánh cung cấp cho các luật gia những trì thức và kĩ năng quan trọng để tham gia vào quá trình đàm phán nhằm đi đến nhất thể hoá pháp luật hoặc hài hoà hoá pháp luật. Việc xây dựng các luật mẫu hoặc luật được áp dụng chung đòi hỏi quá trình đàm phán giữa đại diện các quốc gia để đạt được sự đồng thuận về các quy tắc pháp luật chung. Những tri thức về các hệ thống pháp luật và hơn thế là các kĩ năng phân tích và đánh giá các hệ thống pháp luật khác nhau có vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán. Chúng là những phương tiện không thể thiếu được để đại diện các quốc gia có thể nhanh chóng đạt được sự đồng thuận trong quá trình đàm phán. Thiếu tri thức về các hệ thống pháp luật khác nhau, việc đàm phán sẽ trở nên khó khăn và có thể thất bại. Vì thế, “luật so sánh được xem như là nguồn cung cấp năng lực của những người đại diện để trao đổi với nhau”. Không chỉ hỗ trợ để vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí trong quá trình hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật, luật so sánh còn hỗ trợ đối với cả các quốc gia vượt qua những rào cản tâm lí khi tiếp nhận các quy định áp dụng chung và từ bỏ các quy định pháp luật của quốc gia. Để tránh được quan niệm cho rằng các quốc gia sẽ phải từ bỏ các quy tắc của mình, đòi hỏi luật so sánh phải thực hiện các nghiên cứu so sánh vượt lên trên những so sánh về các quy phạm pháp luật thực định nhăm cung cấp cơ sở lí luận để phát triển các quy tắc có thể được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác nhau và chỉ ra rằng quy phạm nào có thể được chấp nhận chung. Nói cách khác, luật so sánh không phải đơn giàn là chỉ xây dựng giải pháp pháp lí hoặc các quy phạm pháp luật có thể được áp dụng chung mà phải xây dựng được hệ thống lí thuyết về các lĩnh vực pháp luật có thể xây dựng các quy phạm được áp dụng chung. Lí thuyết này không tập trung vào hệ thống pháp luật cụ thể nào cũng như không đề cập bất kì một quốc gia cụ thể nào. Lí thuyết này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu so sánh các quy tác của các hệ thống pháp luật khác nhau nhưng được phát triển gắn với tính đa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia. Tuy nhiên, các công trình này cần phải giới hạn bản thân chúng về bản chất củapháp luật, các công trình này cũng phải mô tả cách thức mà pháp luật được tạo ra và áp dụng và nghiên cứu quy trình lập pháp của các nước khác nhau, phương pháp áp dụng pháp luật, kiểu phán quyết và đào tạo và các hoạt động nghề nghiệp của những ngườihành nghề luật ở các nước đó ”. Những nghiên cứu này không dừng lại ở mục đích thuần tuý là tìm hiểu các quy phạm pháp luật với quan điểm hoàn thiện pháp luật của quốc gia mà nó nhằm mục đích làm cho mọi người nhận thức được nền tảng của các quy phạm pháp luật được áp dụng chung phù hợp với các quốc gia có các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Sự phát triển của lí thuyết này sẽ làm cho các quốc gia cũng như các luật sư của các nước đó dễ dàng chấp nhận các quy tắc được áp dụng chung trong những lĩnh vực pháp luật được hài hoà hoá và nhất thể hoá.
Đọc thêm tại: Dịch vụ sang tên sổ đỏ