Sự thay đổi của lập pháp Việt Nam sau năm 1975

     Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động lập pháp củaViệt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Hiến pháp năm 1980 và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Liên Xô và các nước XHCN khác. Điều này đã làm cho hệ thống pháp luật củaViệt Nam trong giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của Liên Xô.
     Từ năm 1986 đến nay, những yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, luật so sánh đã được phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trước trên cả hai phương diện là so sánh lập pháp và so sánh học thuật.

Sự thay đổi của lập pháp Việt Nam

     Ở phương diện so sánh lập pháp, các nhà làm luật trong quátrình soạn thảo các văn bản pháp luật đã tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm pháp luật của các nước khác nhau, đặc biệt là những nước đã phát triển nền kinh tế thị trưởng. Việc ban hành các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ gắn liền với nền kinh tế thị trường được chú trọng hơn. Trong quá trình soạn thảo các văn bản này, các nhà làm luật đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá khả năng tiếp nhận các quy định pháp luật nước ngoài để đề xuất các phương án có thể được sửdụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, “hướng nghiên cứu so sánh lp pháp của giới pháp lí Việt Nam chưa thực sự rõ rệt, sâu sắc và có bài bản”.

     Ở phương diện luật so sánh học thuật, các nhà luật học Việt Nam trong giai đoạn này đã bắt đầu quan tâm đến các nghiên cứu so sánh học thuật. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các nhà luật học Việt Nam chủ yếu là giới thiệu các dòng họ pháp luật trên thế giới hoặc giới thiệu những vấn đề cụ thể củacác hệ thống pháp luật nước ngoài. Các công trình nghiên cứu so sánh luật trên cơ sở những nguyên tắc và lí thuyết của luật so sánh chưa nhiều. Đặc biệt, các nghiên cứu lí thuyết về luật so sánh còn rất khiêm tốn. Có thể nói đến một số công trình lí thuyết về luật so sánh như “Tìm hiểu luật so sánh”,“Luật so sánh” và một số bài viết trong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí luật học,Tạp chí nhà nước và pháp luật… Mặc dù vậy sự phát triểnngày càng mạnh mẽ các công trình so sánh và giới thiệu pháp luật nước ngoài đã phần nào phản ánh được sự phát triển của luật so sánh ở Việt Nam trong giai đoạn này.
>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ