“Luật so sánh” là thuật ngữ gây nhiều tranh luận trong khoa học pháp lí trên thế giới. Nhiều học giả trong các công trình của mình đã luận bàn về việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” trước khi trình bày những vấn đề khác liên quan đến nội dung của nó.
>>> Dịch vụ làm giấy phép lao động
>>> Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới
>>> Dịch vụ làm giấy phép lao động
>>> Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới
Trong các ngôn ngữ khác nhau, thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực học thuật này cũng không hoàn toàn thống nhất về mặt ngữ nghĩa. Thuật ngữ “comparative law” trong tiếng Anh “droit compare” trong tiếng Pháp đều có nghĩa là luật so sánh. Tuy nhiên, thuật ngữ “Rechtsvergleichung” trong tiếng Đức lại có nghĩa là so sánh luật. Trong tiếng Việt, việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” và “so sánh luật” để nói đến lĩnh vực học thuật này cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu.
Trong khoa học pháp lí, bên cạnh thuật ngữ “luật so sánh” nhiều thuật ngữ khác cũng được các học giả sử dụng để nói đến lĩnh vực học thuật này như: “lập pháp so sánh”, “luật học so sánh”, “so sánh luật”. Trong đó, thuật ngữ “luật học so sánh” và thuật ngữ “luật so sánh” luôn là trung tâm của sự tranh luận. Có ý kiến cho rằng không nên đồng nhất hai thuật ngữ “luật học so sánh” và “luật so sánh” vì thuật ngữ “luật học so sánh” có nội dung tổng hợp hom, rộng lớn hơn rất nhiều so với thuật ngữ “luật so sánh”. Thậm chí, có học giả đã cố gắng chỉ ra những nội dung cụ thể của “luật so sánh” và “luật học so sánh” để phân biệt hai thuật ngữ này. Cũng có học giả cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” có thể đem đến nghi ngờ về sự tồn tại của ngành luật mới – ngành luật so sánh, giống như sự tồn tại của các ngành luật khác như luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình…
Hơn nữa, những luật gia này cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” không phản ánh được đúng bản chất và nội dung của luật so sánh. Tuy vậy, đa số các học giả lại chấp nhận việc sử dụng hai thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau.
Trong khoa học cũng như trong thực tiễn, việc sử dụng thuật ngữ để chi phạm trù hay sự vật, hiện tượng nào đó chỉ là sự quy ước mang tính chất tương đối mặc dù trong rất nhiều trường hợp, tên gọi của các sự vật, hiện tượng thường được gắn với hình thức hoặc nội dung hay bản chất của chúng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : luật sư giỏi tại hà nội, luật sư uy tín
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : luật sư giỏi tại hà nội, luật sư uy tín