Trong giai đoạn này, người nghiên cứu có thể làm sáng tỏ cả những vấn đề kinh tế xã hội, những vấn dề pháp lí và các giải pháp pháp luật mà các hệ thống pháp luật này sử dụng dể giải quyết một vấn để cụ thể. Giai đoạn thứ hai, đòi hỏi người nghiên cứu xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dối tượng lựa chọn so sánh đã được mô tả ở giai đoạn thứ nhất.
Trong giai đoạn thứ ba, người nghiên cứu giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng đã được lựa chọn để nghiên cứu. Một số học giả xác định sáu bước để tiến hành việc so sánh pháp luật. Cụ thể là: 1) Xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh; 2) Lựa chọn các quy phạm pháp luật để nghiên cứu so sánh; 3) Xác định phạm vi so sánh; 4) Lập báo cáo về đối tượng so sánh; 5) Xây dựng các tiêu chí cho việc phân tích so sánh và cuối cùng là 6) Tiến hành các phân tích so sánh, đánh giá các giải pháp và đề xuất giải pháp.
Một bản kế hoạch khá chi tiết cho việc tiến hành các nghiên cứu so sánh luật của học giả khác lại phân chia quá trình tiến hành các nghiên cứu sosánh luật thành tám bước khác nhau: Bước một là xác định vân đề nghiên cứu; Bước hai là lựa chọn hệ thống pháp luật đề so sánh; Bước ba là xác định các nguồn chứa đựng thông tin cần thiết về các hệ thống pháp luật cần so sánh; Bước bốn là thu thập các tài liệu có liên quan đến các hệ thống pháp luật được lựa chọn nghiên cứu; Bước năm là sắp xếp các tài liệu phù hợp với các tiêu đề gắn liền với trìết lí pháp luật và hệ tư tưởng pháp lí của các hệ thống pháp luật; Bước thứ sáu là dưa ra các phương án trả lời cho vấn đề; Bước thứ bảy là phân tích các nguyên tác pháp lí ở bản chất bên trong của chúng; và bước cuối cùng là trình bày kết luận dưới hình thức so sánh.Có học giả xác định quá trình so sánh với các bước cụ thể là: 1) Xác định và làm rõ nội dung các khái niệm của vấn đề cần so sánh. “Những khái niệm này được xem là các đơn vị của việc so sánh”. Hệ thống khái niệm này được xem giống như hệ thống các tiêu chí so sánh ở trên; 2) Bước tiếp theo là mô tả. Bước này trình bày và mô tả nội dung các quy phạm, các khái niệm và chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật đã được lựa chọn để nghiên cứu. Bước này có thể bao gôm cả việc trình bày về những vấn đề kinh tế-xã hội, văn hoá cùng với các giải pháp pháp luật gắn với những diều kiện đó; 3) Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sảnh là nội dung cơ bản của bước này; 4) Tiếp theo là giai đoạn giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh và 5) cuối cùng là bước khảng dịnh những kết quả so sánh và đi đến kết luận cuối cùng thông qua việc kiểm tra kiểm tra kết quả và đánh giá các vấn đề và giải pháp thực tế trong nhiều hệ thống pháp luật.
Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở
Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở