Tuy nhiên, để đàm bảo cho việc so sánh và phân tích những điểm tương đồng được tiến hành một cách có hệ thống, việc xác định những điểm tương đồng và khác biệt đỏ cần phải được thực hiện dựa trên, những tiêu chí nhất định. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên trong bước này là xác định được hệ thống các tiêu chí cho việc so sánh.
>>> Văn phòng luật sư Hà Nội
>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ
>>> Văn phòng luật sư Hà Nội
>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ
Xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh cũng không phải là vấn đề đơn giản bởi vì, như đã phân tích ở trên, các hệ thống pháp luật khác nhau có thể có cách giải quyết vấn đề khác nhau, hệ thống khái niệm khác nhau… Do đó, “Hệ thống này phải linh hoạt ú có các khái niệm đủ rộng để bao quát được tất cả các chế định pháp luật khác nhau mà về mặt chức năng, chúng có thê so sánh được”. Điều đó có nghĩa là không được sử dụng các khái niệm không đồng nhất giữa các hệ thống pháp luật cũng như các khái niệm riêng biệt, đặc thù một hệ thống pháp luật nào đó làm tiêu chí cho việc so sánh. Mặt khác, do một số hệ thống pháp luật có thể không sử dụng giải pháp bàng pháp luật để giải quyết vấn dề đã được xác định, vỉ vậy, hệ thống các tiêu chí phải bao gồm cả những tiêu chí gắn với giải pháp có tính chất pháp 11 và những tiêu chí gắn với giải pháp mang tính xã hội.
Sau khi có được hệ thống tiêu chí so sánh, nhiệm vụ của người nghiên cứu so sánh bây giờlà xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh theo hệ thống các tiêu chí đã xác định. Nhiệm vụ này được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình so sánh. Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải nhận biết hoặc nhận thức rõ những khác biệt và tương đồng giữa các đối tượng so sánh. Nhiệm vụ đó đòi hỏi người nghiên cứu phải khám phá và mô tả sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các dữ liệu đã được tập hợp và trình bày trong các bản mô tả về các hệ thống pháp luật.
Bước năm: Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp của các hệ thống pháp luật đã so sánh.
Trong bước này, người nghiên cứu phải tiến hành giải thích nguồn gốc của những tương đồng và khác biệt đã được tìm ra. Việc giải thích những nội dung nào trong kết quả nghiên cứu so sánh phụ thuộc vào mục đích cũng như giả thiết nghiên cứu.