Phân loại luật so sánh

PHÂN LOẠI LUẬT SO SÁNH

    Có nhiều cách phân loại luật so sánh. Mỗi cách phân loại sẽ dựa vào các tiêu chí khác nhau; vì thế kết quả phân loại cũng không giống nhau. Ngoài việc phân chia luật so sánh thành so sánh vĩ mô và so sánh vi mô như đã trình bày ở trên, dưới đây là một số cách phân loại khác khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu luật so sánh trên thế giới hiện nay.

>>> Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

    Dựa vào số lượng các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh trongmột công trình so sánh hoặc trong một thời điểm nào đó, các nhà nghiên cứu đã phân biệt hai loại so sánh luật là so sánh song diện và so sánh đa diện. Trong đó, so sánh song diện là việc so sánh hai hệ thống pháp luật với nhau. Nói cách khác, trong công trình so sánh, người nghiên cứu so sánh chi lựa chọn hai hệ thống pháp luật để so sánh. Ví dụ, trong một công trình so sánh, nếu người nghiên cứu chi tiến hành so sánh hệ thống pháp luật của Anh với hệ thống pháp luật của Mỹ thì đó là so sánh song diện. 

Phân loại luật so sánh

Khác với so sánh song diện, so sánh đa diện là việc so sánh nhiều hệ thống pháp luật trong công trình so sánh. Chẳng hạn, người nghiên cứu có thể chọn hệ thống pháp luật Pháp, hệ thống pháp luật Đức và hệ thong pháp luật Mỹ để so sánh. Dựa vào mục đích của các nghiên cứu so sánh, có thể phân chia luật so sánh thành so sánh học thuật và so sánh lập pháp. Theo đó, so sánh học thuật được thực hiện để hỗ trợ các nhà sử học, xã hội học, các luật gia phân tích tìm hiểu nguồn gốc và sự phát trìển của các khái niệm pháp lí chung của tất cả các hệ thống pháp luật. Giá trị to lớn của so sánh học thuật là nâng cao hiểu biết về phápluật của các luật gia và các nhà nghiên cứu pháp luật. Trong khi đó, so sánh lập pháp lại nhấn mạnh vào mục đích thực tiễn của luật so sánh là tập hợp và cung cấp các thông tin liên quan đếnpháp luật nước ngoài và sử dụng những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật của quốc gia.  Nói cách khác, so sánh lập pháp được hiểu là việc so sánh pháp luật để tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình pháp luật nước ngoài phục vụ cho quá trình lập pháp; có nghĩa là sử dụng pháp luật nước ngoài trong quá trình soạn thào các đạo luật mới của pháp luật quốc gia.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật sư uy tín, công ty luật uy tín tại hà nội