Cách tiếp cận luật so sánh

    “Một vấn đề xã hội hoặc pháp lí được hệ thống pháp luật X và hệ thống pháp luật Y giải quyết như thế nào? Chế định pháp luật nào được sử dụng trong hai hệ thống pháp luật đó để giải quyết vấn đề đó?” Câu trả lời của câu hỏi này liên quan đến chức năng của các quyphạm hoặc chế định pháp luật.

    Với cách tiếp cận như thế, các học giả đã đi đến nhận định rằng các chế định trong các hệ thống pháp luật khác nhau có chức năng tương đương với nhau khi chủng có cùng vai trò trong các xã hội đó, cùng được sửdụng để giải quyết vấn đề tương tự ở các xã hội đó hoặc cùng điểu chinh loại quan hệ ở các xã hội đó… Những chế định này có thể so sánh được với nhau vì chúng có “mẫu số so sánh chung” – đó chính là chức năng của chúng. Với cách đặt vấn đề như vậy, quan niệm chung của các cách tiếp cận này là các vấn dề giống nhau trong các xã hội khác nhau được giải quyết như nhau mặc dù con đường dẫn đến kết quả đó có thể khác nhau.

Cách tiếp cận luật so sánh

    So sánh các chế định, các quy phạm pháp luật có cùng chức năng cho thấy việc so sánh luật không tập trung vào cấu trúc, ngôn ngữ hay khái niệm của các quy phạm pháp luật hoặc trong các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau mà tập trung vào các tình huống thực tế, so sánh cách thức mà các hệ thống pháp luật giải quyết tình huống đó. Nói một cách cụ thể hơn, việc so sánh pháp luật ở đây là so sánh giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lí tồn tại ở các xã hội đó.

    Việc xem chức năng là nhân tố chung cho việc tiến hành so sánh pháp luật được coi là nguyên tắc cơ bản nhất của phương pháp luận của luật so sánh – nguyên tắc so sánh chức năng. Nguyên tắc này trở thành nguyên tắc cơ sở của toàn bộ quá trình so sánh pháp luật.

    Do đối tượng của luật so sánh rất rộng và có các cấp độ so sánh khác nhau như đã nêu ở trên nên khó có thể đưa ra khuôn mẫu chung nào cho việc thực hiện các nghiên cứu so sánh. Các học già đã xây dựng các bước rất khác nhau để tiến hành các nghiên cứu so sánh pháp luật. Một số học giả phân chia quá trình so sánh luật thành ba giai đoạn:(1) Giai đoạn mô tả, giai đoạn xác định và giai đoạn giải thích. Trong giai đoạn mô tả, người nghiên cứu thực hiện việc mô tả hệ thống pháp luật, các ngành luật hoặc chế định pháp luật của các hệ thống được lựa chọn để so sánh. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh