Do phạm vi và đối tượng của luật so sánh rộng như thế nên các nghiên cứu so sánh pháp luật cổ thể tiến hành so sánh một cách tổng thể, khái quát hệ thống pháp luật này với hệ thống pháp luật khác hoặc so sánh thành tố của hệ thống pháp luật này với thành tố tương ứng trong hệ thống pháp luật khác.
Từ quan điểm đó, các học giả thưởng phân biệt hai cấp độ so sánh pháp luật làso sánh vĩ mô và so sánh vi mô. Theo đó, so sánh vĩ mô là so sánh những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật như các hình thức pháp luật, các phương pháp tư duy và các thủ tục được sử dụng trong các hệ thống pháp luật đó. Nói một cách cụ thể hơn các nghiên cứu so sánh ở cấp độ vĩ mô tập trung vào các phương pháp xử lí các tài liệu pháp luật, trình tự, thủ tục dể giải quyết các tranh chấp cũng như vai trò của các tài liệu và các thủ tục trong hệ thống pháp luật. Các nghiên cứu so sánh về các vấn đề như kĩ thuật lập pháp, phương pháp giải thích pháp luật, các loại nguồn và giá trị pháp lí của chúng trong hệ thống nguồn của cá hệ thống pháp luật… cũng là những so sánh ở cấp độ vĩ mô.
So sánh ở cấp độ vi mô tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các hệ thống pháp luật. Xét về phạm vi, so sánh vi mô không ba quát toàn bộ hệ thống pháp luật mà nó tập trung vào việc so sánhcác quy phạm pháp luật và các chế định pháp luật của các hệ thon pháp luật; Chẳng hạn, việc so sánh chế định họp đồng giữa các thống pháp luật, so sánh các quy phạm điều chinh vấn đề hiệu của di chúc giữa các hệ thống pháp luật khác nhau là những so sánh ở cấp độ vi mô. Nói cách khác, so sánh ở cấp độ vi mô là so sánh các quy phạm pháp luật được sử dụng để giảiquyết một vấn đề thực tế cụ thể nào đóở các hệ thống pháp luật khác nhau.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng sự phân biệt so sánh vĩ mô và so sánh vi mô chỉ mang tính tương đối. Ranh giới phân chia giữaso sánh vĩ mô và so sánh vi mô không phải khi nào cũng rõ ràng, sự phân biệt giữa hai loại so sánh này rất linh hoạt. Thông thường, việc nghiên cứu so sánh ở cấp độ vĩ mô và so sánh vi mô được thực hiện ngay trong cùng thời điểm, trong cùng công trình nghiên cứu. Điều này có nghĩa là khi tiến hành so sánh ở cấp độ vĩ mô, người nghiên cứu vẫn phải thực hiện các so sánh ở cắp độ vi mô và ngược lại, khi thực hiện so sánh ở cấp độ vi mô thì cũng không thể bỏ qua những so sánh ở cấp độ vĩ mô.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối
tượng của luật so sánh