Nội dung chính của luật so sánh

    Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy pháp luật của quốc gia, một số học giả, luật gia vẫn thường viện dẫn các quy định cùa pháp luật nước ngoài và so sánh quy định của pháp luật nước mình; hoặc khi nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật nước ngoài, họ thường so sánh các quy định của pháp luật nước ngoài với pháp luật nước mình.

    Tuy nhiên nếu chi là những so sánh mang tính chất bột phát, ngẫu nhiên thiếu tính hệ thống thì khó có thể xem các so sánh đó là nội dung của luật so sánh.

Nội dung chính của luật so sánh

    Thứ ba luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu luật so sánh, các nhà nghiên cứu các luật gia thường so sánh các hệ thống pháp luật của nước ngoài với hệ thống pháp luật của nước mình hoặc so sánh pháp luật của các nước ngoài với nhau. Để làm được điều đó, các luật gia, các nhà nghiên cứu phài tìm hiểu, nghiên cứu về các hệ thống pháp luật nước ngoài một cách toàn diện. Vì vậy, những hiểu biết chính xác về pháp luật của nước ngoài là đòi hỏi không thể thiếu được để có thể tiến hành việc so sánh luật. Tuy nhiên, nếu chỉ trình bày những hiểu biết về hệ thống pháp luật cùa nước ngoài mà không đặt nó trong sự so sánh với các hệ thống pháp luật khác, không xác định những điểm tưorng đồng và khác biệtcủa nó với các hệ thống pháp luật khác thì đó không phải là công trình so sánh luật. Trong thực tiễn, các luật sư thường phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng của mình; các học giả cũng tìm kiếm thông tin vể pháp luật nước ngoài để nâng cao hiểu biết pháp luật của mình nhưng việc nghiên cứu thuần tuý hệ thống pháp luật nước ngoài không có nghĩa đó là so sánh luật.

    Thứ tư, “một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của luật so sánh là cố gắng giải thích những điềm tương đồng và khác biệt. Điều đó có nghĩa là khi đã xác định được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật hoặc các chế định hay quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật, người nghiên cứu thường đặt câu hỏi tại sao các hệ thống pháp luật khác nhau lại có những điểm tương đồng và khác biệt đó. Kết quả cùa việc giài thích những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật sẽ giúp cho luật so sánh phát huy được những giá trị của nó đối với lí luận và thực tiễn pháp luật.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh