Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm

     Để vượt qua những rào cản này, luật so sánh có vai trò quan trọng.

     Trước hét, luật so sánh hỗ trợ cho quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật để vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí. Một trong những công việc quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật là phải xác định được những điểm chung của các hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc tạo ra hệ thống quy tắc mẫu hoặc hệ thống quy tắc được áp dụng chung.

     Để làm được điều đó, không thể không tiến hành các nghiên cứu so sánh. Hơn nữa, các nghiên cứu so sánh để hỗ trợ cho quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật không đơn giản chỉ là sự tập hợp những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà phải đề xuất được giải pháp pháp lí tốt hơn và dễ dàng áp dụng hơn so với các giải pháp pháp lí đang được sử dụng ở tất cả các quốc gia tham gia vào quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật.

Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm

     Mặt khác, luật so sánh cung cấp cho các luật gia những trì thức và kĩ năng quan trọng để tham gia vào quá trình đàm phán nhằm đi đến nhất thể hoá pháp luật hoặc hài hoà hoá pháp luật. Việc xây dựng các luật mẫu hoặc luật được áp dụng chung đòi hỏi quá trình đàm phán giữa đại diện các quốc gia để đạt được sự đồng thuận về các quy tắc pháp luật chung. Những tri thức về các hệ thống pháp luật và hơn thế là các kĩ năng phân tích và đánh giá các hệ thống pháp luật khác nhau có vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán. Chúng là những phương tiện không thể thiếu được để đại diện các quốc gia có thể nhanh chóng đạt được sự đồng thuận trong quá trình đàm phán. Thiếu tri thức về các hệ thống pháp luật khác nhau, việc đàm phán sẽ trở nên khó khăn và có thể thất bại. Vì thế, “luật so sánh được xem như là nguồn cung cấp năng lực của những người đại diện để trao đổi với nhau”. Không chỉ hỗ trợ để vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí trong quá trình hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật, luật so sánh còn hỗ trợ đối với cả các quốc gia vượt qua những rào cản tâm lí khi tiếp nhận các quy định áp dụng chung và từ bỏ các quy định pháp luật của quốc gia. Để tránh được quan niệm cho rằng các quốc gia sẽ phải từ bỏ các quy tắc của mình, đòi hỏi luật so sánh phải thực hiện các nghiên cứu so sánh vượt lên trên những so sánh về các quy phạm pháp luật thực định nhăm cung cấp cơ sở lí luận để phát triển các quy tắc có thể được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác nhau và chỉ ra rằng quy phạm nào có thể được chấp nhận chung. Nói cách khác, luật so sánh không phải đơn giàn là chỉ xây dựng giải pháp pháp lí hoặc các quy phạm pháp luật có thể được áp dụng chung mà phải xây dựng được hệ thống lí thuyết về các lĩnh vực pháp luật có thể xây dựng các quy phạm được áp dụng chung. Lí thuyết này không tập trung vào hệ thống pháp luật cụ thể nào cũng như không đề cập bất kì một quốc gia cụ thể nào. Lí thuyết này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu so sánh các quy tác của các hệ thống pháp luật khác nhau nhưng được phát triển gắn với tính đa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia. Tuy nhiên, các công trình này cần phải giới hạn bản thân chúng về bản chất củapháp luật, các công trình này cũng phải mô tả cách thức mà pháp luật được tạo ra và áp dụng và nghiên cứu quy trình lập pháp của các nước khác nhau, phương pháp áp dụng pháp luật, kiểu phán quyết và đào tạo và các hoạt động nghề nghiệp của những ngườihành nghề luật ở các nước đó ”. Những nghiên cứu này không dừng lại ở mục đích thuần tuý là tìm hiểu các quy phạm pháp luật với quan điểm hoàn thiện pháp luật của quốc gia mà nó nhằm mục đích làm cho mọi người nhận thức được nền tảng của các quy phạm pháp luật được áp dụng chung phù hợp với các quốc gia có các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Sự phát triển của lí thuyết này sẽ làm cho các quốc gia cũng như các luật sư của các nước đó dễ dàng chấp nhận các quy tắc được áp dụng chung trong những lĩnh vực pháp luật được hài hoà hoá và nhất thể hoá.


Đọc thêm tại: