Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh

    Tất cả những sự phân chia các bước của quá trình so sánh nêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Ở đây, chúng tôi phân chia thành năm bước cơ bàn để thực hiện một công trình so sánh pháp luật.

Bước một: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh.    Để thực hiện các nghiên cứu so sánh, trước hết, người nghiên cứu phải xác định vấn đề dự kiến nghiên cứu so sánh, vấn đề dự kiến nghiên cứu so sánh có thể xuất phát từ đòi hỏi của công việc và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, người tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật có thể được giao nhiệm vụ so sánh pháp luật của các nước về vấn đề nào đó để đề xuất phương án thích họp cho việc soạn thảo văn bản pháp luật có liên quan; hoặc các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu pháp luật phục vụ cho việc phát trìển hệ thống khoa học pháp lí của quốc gia hoặc đơn giản hơn là hoàn thành bài báo, luận văn hoặc luận án; các luật sư tìm kiếm giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình… vấn đề dự định nghiên cứu cũng có thể xuất phát từ niềm say mê so sánh pháp luật của các nước khác nhau của các luật gia. 

vấn đề pháp luật cần so sánh

Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu dù để đáp ứng yêu cầu của công việc của luật gia hoặc niềm say mê nghiên cứu so sánh luật của các luật gia đều thưởng xuất phát từ việc họ không thoảmãn với các quy định của pháp luật nước mình và tìm hiểu cách giải quyết vấn đề tương tự trong pháp luật nước ngoài hoặc đơn giản hơn là do sự tò mò về cách giải quyết vấn đề trong pháp luật nước ngoài, vấn đề dự định nghiên cứu cũng có thể hình thành từ  việc có được thông tin về vấn đề nào đó của pháp luật nước ngoài làm cho luật gia tìm hiểu so sánh với pháp luật của nước mình Sau khi đã xác định được vấn đề để tiến hành nghiên cứu so sánh, công việc tiếp theo trong bước này là dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh. Giả thuyết nghiên cứu so sánh luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo tính chính xác cùng như giả trị của kết quả nghiên cứu. Một giả thuyết nghiên cứu so sánh luật không chính xác có thể dẫn đến việc dưa ra những kết luận sai lầm khi xác định những điểm tương đồng và khác biệt cũng nhu khi đánh giá pháp lí trong các hệ thống pháp luật khác nhau.

    Giả thuyết để nghiên cứu so sánh phải bảo đảm tính chức năng. Như đã phân tích ở trên, các nghiên cứu so sánh luật li nhằm tìm ra nhũng điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề nào đ> chứ không phải là so sánh về cấu trúc và cách thể hiện ngôn ngữ của các quy phạm pháp luật. Đế đảm bảo tính chức năng của già thuyết nghiên cứu, cần chủ ý một số điểm:


Đọc thêm tại: