Những nhân tố để xác định khả năng so sánh của luật so sánh

    Ở cấp độ so sánh vĩ mô, các học giả đã đề xuất nhiều yểu tố khác nhau để xác định khả năng so sánh của các hệ thống pháp luật. Các nhân tố đó có thể là kinh tế, chính trị, vãn hoá, địa lí, ngôn ngữ, tôn giáo, hệ thống các giá trị…Một số học giả cho rằng việc so sánh nên được tiến hành giữa các hệ thống pháp luật có cùng những bước phát trìển nhất định, có thể là về kinh tế, xã hội hoặc pháp luật.

    Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng ở cấp độ vĩ mô, bản thân pháp luật là hiện tượng xã hội được xác lập trong các xã hội khác nhau và có thể so sánh được với nhau vì đều nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự xã hội. Vì thế, mẫu số so sánh giữa các hệ thống pháp luật sẽ tuỳ thuộc vào mục đích và sự quan tâm của người nghiên cứu. Trên thực tế, các học giả thưởng sử dụng những nhân tố chủ yếu như địa lí, lịch sử, kinh tê, chính trị, văn hoá, tôn giáo… dể lựa chọn các hộ thống pháp luật khi tiến hành các nghiên cứu so sánh ở cấp độ vĩ mô.

khả năng so sánh

    Ở cấp độ vi mô, mặc dù có sự tranh luận rất sôi nổi trong giới luật học trên thế giới nhưng cho đến nay chức năng của các chế định, các quy phạm pháp luật vẫn được đa số các học giả so sánh thừa nhận là nhân tố thử ba của việc so sánh trong luật so sánh.  Nói cách khác, trong luật so sánh, những quy phạm, chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau có thể so sánh được với nhau nếu chúng có chức năng tương đương. Đây có lẽ là lí do mà nhiều học già gọi nó là phương pháp chức năng của luật so sánh.

    Vấn đề được đặt ra là chức năng tương đương của các chế định hoặc các quy phạm pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau là gì? Các học giả luật so sánh xuất phát từ hai cách tiếp cận khác nhau để xác định các quy phạm pháp luật hoặc các chế định pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau có chức năng tương đương với nhau. Cách tiếp cận thứ nhất bắt đầu từ câu hỏi: “Chế định nào trong hệ thống pháp luật X thực hiện chức năng tương đương với chế định m trong hệ thống pháp luật Y?” từ câu trả lời của câu hỏi này, các nhà luật học so sánh sẽ tìm kiếm chế định có chức năng tương đương ở hai hệ thống pháp luật “X” và “Y” để tiến hành so sánh. Cách tiếp cận thứ hai bắt đầu từ câu hỏi: 


Đọc thêm tại: