Mặc dù vậy, việc sắp xếp các hệ thống pháp luật vẫn có thể thực hiện được nhờ tính ổn định của các hệ thống pháp luật. Những thay đổi của mỗi hệ thống pháp luật chỉ là những thay đổi hời hợt ở bên ngoài, ẩn chứa đàng sau những thay đổi đó là sự ổn định của chính hệ thống pháp luật đó mà nó thay đổi rất chậm chạp ngay cả khi có sự thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội.
Nhân tố ổn định của mỗi hệ thống pháp luật chính là các nguyên tác quy định việc xây dựng pháp luật, giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật cũng như phưomg pháp chung trong việc đào tạo các luật gia. Nói cách khác, sự ổn định và bền vững của mỗi hệ thống pháp luật là bởi vì “nó có thuật ngữ được sử dụng để thể hiện các khái niệm, các quy phạm củanó được sắp xếp vào các nhóm, nó có những kĩ thuật để thể hiện các quy phạm và để giải thích chúng, nó được gắn với quan điểm về trật tự xã hội của chỉnh nó mà quan điểm này quy định cách thức pháp luật được áp dụng và quyết định chức năng thực sự của pháp luật trong xã hội đó”. Sự bền vững này giúp cho các luật gia cho, dù được đào tạo ở bất kì thời điểm nào trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật, họ vẫn có thể giải thích và áp dụng một cách đúng đắn các quy phạm pháp luật ngay cả khi các quy phạm pháp luật này đã được sửa đổi hoặc thay thế bằng các quy phạm pháp luật khác. Sự bền vững của hệ thống pháp luật quốc gia tạo ra khả năng cho việc sắp xếp các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau mà mỗi nhóm đó được xem là một dòng họ pháp luật.
Trong lí thuyết về sự phân nhóm các dòng họ pháp luật, nhiều câu hỏi được đặt ra cho đến nay vẫn chưa có dược câu trả lờithống nhất là: Có bao nhiêu dòng họ pháp luật trên thế giới? hoặc các hệ thống pháp luật trên thế giới dược chia thành mấy nhóm? Và làm thế nào để xếp một hệ thống pháp luật cụ thể nào đó thuộc dòng họ pháp luật nào…
Tiêu chí phân nhóm là yếu tố quyết định đối với việc xác định số lượng các dòng họ pháp luật cũng như việc đưa một hệ thống pháp luật cụ thể vào một dòng họ nào đó. Các học giả khác nhau đã và đang cố gắng tìm kiếm các tiêu chí để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau. Sự khác nhau không chỉ số lượng các tiêu chí được sử dụng để còn khác nhau ở chính bản thân các tiêu chí được sử dụng để phân nhóm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối
tượng của luật so sánh