Một trong những ứng dụng rất hữu ích của luật so sánh là hỗ trợ việc cải cách pháp luật của quốc gia. Những tri thức có được từ kết quả của việc nghiên cứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong việc xây dựng hoặc cải tổ hệ thống pháp luật của quốc gia. Trong rất nhiều lĩnh vực, các kết quả của sự sáng tạo có thể đuợc xác định, đánh giá thông qua những thử nghiệm thì trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, những thử nghiệm này thường rất hạn chế.
Vì thế, vai trò rất quan trọng của các nhà làm luật là phải dự báo được khả năng tác động của các đạo luật đối với đời sống xã hội. Những giả thiết không chính xác hoặc các dự báo sai lầm của nhà làm luật có thể sẽ dẫn đến việc xã hội phái gánh chịu những hậu quả và những rủi ro rât lớn mà không thể lường trước được. Nhà làm luật có thể dễ dàng dự báo một cách chính xác khả năng tác động của các đạo luật hoặc các giải pháp pháp lí cụ thể ở nước mình nếu tiến hành các nghiên cứu so sánh các giải pháp pháp lí đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Vì vậy, vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc phải trải qua những thử nghiệm tốn kém và nguy hiểm. Nói cách khác, các nhà làm luật không phải đặt các quyết định của họ vào những dự đoán không chẳc chắn mà “thay vì phải dự đoán và có nguy cơ phải chịu những giải pháp kém thích hợp, họ có thể khai thác, tham khảo các kinh nghiệm quý báu, phong phú từ các hệ thống pháp luật nước ngoài”. Thậm chí, việc nghiên cứu luật so sánh không phải chỉ giúp cho nhà làm luật lựa chọn được giải pháp nào hoặc mô hình pháp luật nào để tiếp nhận mà còn giúp họ “tránh được cả những thử nghiệm không thành công ở hệ thống pháp luật khác”.
Các nghiên cứu so sánh cũng như việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật nước ngoài sẽ cung cấp cho các nhà làm luật hệ thống khái niệm cũng như các giải pháp mà pháp luật nước ngoài sử dụng để giải quyết vấn đề nào đó. Nhà làm luật của quốc gia sẽ sử dụng các giải pháp này cũng như các khái niệm của hệ thống pháp luật nước ngoài như là những hình mẫu để xây dựng các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản luật của – quốc gia phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Việc sử dụng các khái niệm và các giải pháp pháp lí của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật có thể được thực hiện theo hai phương thức. Một là, dựa vào kỉnh nghiệm của pháp luật nước ngoài mà cụ thể là hệ thống khái niệm và giải pháp của pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể cho pháp luật của nước mình; hai là, tiếp nhận các khái niệm và giải pháp pháp luật của nước ngoài bằng cách “cấy ghép” pháp luật.
Đọc thêm tại: