Phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau chủ yểu là nhằm mục đích sư phạm. Việc phân chia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu tổng quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới, giúp cho các nhà luật học có được một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế giới. Điều đó xuất phát từ thực tế là trên thế giới có có hơn hai trăm hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống đó có những điểm riêng biệt, vì vậy, chúng ta không thể và không có đù thời gian để có thể nghiên cứu được hết tất cả các hệ thống pháp luật đó.
Thay vì việc nghiên cứu từng hệ thống pháp luật, việc phân nhóm sẽ giúp cho chúng ta sắp xếp một cách có trật tự các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ đó, tiến hành những nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các dòng họ pháp luật thông qua việc nghiên cứu những hệ thống pháp luật điển hình của dòng họ pháp luật. Hơn nữa, việc phân nhóm này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu từng hệ thống pháp luật cụ thể mà chúng ta quan tâm. Với việc xác định những đặc điểm của các nhóm pháp luật, khi cần phải nghiên cứu hệ thống pháp luật cụ thể nào đó, chúng ta xác định nội dung cụ thể của hệ thống pháp luật này và có được những tri thức cơ bản về hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật này thuộc vào dòng họ nào?
Phân chia các hệ thống pháp luật dành các dòng họ pháp luật khác nhau là nội dung được quy định trong các công trình giới thiệu chung về hệ thống pháp luật để giải thích cho công việc này là việc phân bố pháp luật trên thế giới được xem là nội dung. Xét ở cấp độ so sánh, việc phân nhóm các luật thành các nhóm, các dòng họ pháp luật khác ở cấp độ vĩ mô. Bởi vì, khi được phân chia, các hệ thống pháp luật khác nhau được dòng họ pháp luật theo các thành tố và đặc điểm.
Đọc thêm tại: