Luật so sánh không phải chỉ cung cấp cho các luật gia và các nhà nghiên cứu những tri thức về các dòng họ pháp luật trên thếgiới và tri thức về hệ thống pháp luật nước ngoài mà còn giúp cho các luật gia và các nhà nghiên cứu có thêm được những tri thức về hệ thống pháp luật của nước mình. Nói cách khác, luật so sánh giúp cho ngườinghiên cứu hiểu hơn về hệ thống pháp luật của quốc gia mình.
Nghiên cứu hệ thống pháp luật khác không chỉ bổ sung những tri thức của ngườinghiên cứu mà nó còn nâng cao sự hiểu biết những tri thức có sẵn với một mức độ khác nhau. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài nhằm mục đích so sánh giúp cho các nhà nghiên cứu luật so sánh tiếp cận hệ thống pháp luật của nước mình theo một cách thức hoàn toàn khác với những gì đã quá quen thuộc đối với họ. Khi tiến hành so sánh luật, đặc biệt là trườnghợp hệ thống pháp luật của quốc gia mình được lựa chọn để so sánh với hệ thống pháp luật nước ngoài, ngườinghiên cứu sẽ có được những hiểu biết mới về pháp luật của nước mình. Hơn nữa, kết quả của việc so sánh giúp cho “các luật gia nhìn nhận hệ thống pháp luật của nước mình với một quan điểm hoàn toàn mới và với một khoảng cách cần thiết ”.Trên cơ sở so sánh, các luật gia và các nhà nghiên cứu có thể đánh giá, nhìn nhận hệ thống pháp luật của nước mình một cách khách quan hơn, thậm chí, nhiều câu hỏi về hệ thống pháp luật của nước mình chưa được giải đáp trong các khoa học pháp lí khác lại được giải đáp một cách khá đơn giản thậm chí với câu trả lờihoàn toàn mới trong luật so sánh. Vì vậy, chúng ta sẽ không thể hiểu đầy đủ về hệ thống pháp luật của nước mình nếu chúng ta không nghiên cứu hệ thống pháp luật khác.
Ngoài những tri thức và những hiểu biết về pháp luật mà các luật gia có được từ việc nghiên cứu luật so sánh, luật so sánh còn cung cấp những tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trong quá trình tiến hành các so sánh pháp luật, để hiểu được một cách đúng đắn các quy định củapháp luật nước ngoài, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng đối với pháp luật như lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, những điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của nước mà hệ thống pháp luật đã được lựa chọn để so sánh. Hơn nữa, quá trình so sánh đòi hỏi ngườinghiên cứu đưa ra kết luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật chính là sự tương đồng hoặc khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, Lịch sử, địa lí… Do đó, những kiến thức về các lĩnh vực khác vừa là nền tảng để phân tích và làm sáng tỏ nội dung pháp luật của các nước đồng thời, chúng từng bước được bổ sung và hoàn thiện thêm khi tiến hành các nghiên cứu so sánh.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật so sánh, doi
tuong cua luat so sanh