Bên cạnh đó, các tổ chức chuyên về luật so sánh đã được thành lập ở các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Việt Nam. Trong đó, ra đời sớm nhất vào đầu những năm 90 của thế ki trước là Phòng nghiên cứu luật so sánh thuộc Viện nhà nước và pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam. Bước sang thế kỉ XXI, nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng và phát triển luật so sánh ở Việt Nam ngày càng cấp thiết, nhiều tổ chức chuyên về luật so sánh đã được thành lập. Viện khoa học pháp lí thuộc Bộ tư pháp dã thành lập Trung tâm luật so sánh và luật quốc tế năm 2001. Các cơ sở đào tạo chuyên về luật cũng đã phát triển lĩnh vực luật so sánh thông qua việc thành lập các trung tâm luật so sánh như Trung tâm luật so sánh của Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (thành lập năm 2003), Trung tâm luật so sánh thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội (thành lập năm 2004); Trung tâm luật so sánh thuộc Khoa luật – Đại học cần Thơ (thành lập năm 2005). Các trung tâm luật so sánh của các cơ sở đào tạo luật ngoài nhiệm vụ nghiên cứu luật so sánh còn đảm nhiệm chức năng giảng dạy luật so sánh cho các sinh viên ở các bậc học khác nhau.
Cùng với các công trình nghiên cứu và việc thành lập các tổ chức chuyên về luật so sánh, ở các cơ sở đào tạo luật, môn học luật so sánh đã được đưa vào chương trình đào tạo vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Lúc đầu, môn học này là môn học tự chọn của một số chuyên ngành. Đến năm 2004, luật so sánh. Trong chuơng trình đào tạo đại học hệ chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội môn luật so sánh được đưa vào giảng dạy từ năm 2003 cho sinh viên chuyên ngành luật quốc tế và pháp luật kinh tế trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên theo học chương trình cử nhân luật. Tuy vậy, với thời lượng môn học còn khiêm tốn, nội dung cơ bản của môn học này chủ yếu tập trung vào một số vấn đề lí luận chung về luật so sánh và giới thiệu một số dòng họ pháp luật và một số hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Đọc thêm tại: