Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh

    Một là giả thuyết phải thể hiện được nội dung của vấn đề xã hội hoặc vấn đề pháp lí mà các quy phạm pháp luật dược sử dụng để giải quyết. Như đã đề cập ở trên, việc so sánh luật ở đây là so sánh giải pháp pháp luật được sửdụng dể giải quyết vấn đề cụ thể nào đó của đờisống xã hội; vì thế, già thuyết nghiên cứu phải gắn với quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó diều chinh.

    Nói cách khác, già thuyết phải tập trung vào chức năng của quy phạm pháp luật hoặc chức năng của chế định pháp luật chứ không phải là hình thức hay vị trí của quy phạm pháp luật trong hệ thống  pháp luật. Chẳng hạn, thay vì đặt giả thuyết “So sánh chế định pháp luật giám hộ của các hệ thống pháp luật” thì nên đặt vấn đề là “So sánh giải pháp pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự trong các hệ thống pháp luật khác nhau”.

hệ thống pháp luật để so sánh

    Hai là không nên đưa vào trong giả thuyết nghiên cứu đó bất kì khái niệm pháp lí của hệ thống pháp luật của nước nào. Bởi vì, ở hệ thống pháp luật khác nhau, các khái niệm pháp lí không đồng nhất với nhau. Thậm chí, khái niệm pháp lí nào đó được sử dụng trong hệ thống pháp luật này nhưng lại không được sử dụng trong hệ thống pháp luật khác. Chẳng hạn, không nên đặt vấn đề là toà án hiển pháp các nước tiến hành xem xét tính hợp hiến của đạo luật như thế nào mà câu hỏi phải là tính họp hiến của dạo luật trong pháp luật nước ngoài được bảo đảm như thế nào. Sở dĩ như vậy vì không phải hệ thống pháp luật nào cũng có toà án hiến pháp. Nếu giả thuyết nghiên cứu chứa đựng khái niệm pháp lí dặc thù của hệ thống pháp luật “A” thì rất có thể người nghiên cứu sẽ không tìm được khái niệm đó trong hệ thống pháp luật “B”. Và nếu vì lí do đó mà kết luận ràng hệ thống pháp luật B không điều chinh về vấn đề đang tìm hiểu thì rất có khả năng đó là kết luận thiếu chính xác.

Bước hai: lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh.

    Lựa chọn hệ thống pháp luật là vấn đề khá phức tạp trong nghiên cứu so sánh, về nguyên tắc, càng so sánh được nhiều hệ thống pháp luật thì kết quả của việc so sánh càng có ý nghĩa. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau để lựa chọn hệ thống pháp luật cho việc so sánh mang lại kết quả hữu ích nhất. Có ba yếu tố cần chú ý khi lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh là mục đích nghiên cứu, khả năng có được nguồn thông tin pháp luật nước ngoài và cấp độ so sánh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh