Quan điểm của các trường phái về luật so sánh

     Đến cuối thời Trung cổ, ở châu Ẩu lục địa hầu như không có bất kì một sự nghiên cứu so sánh nào ngay cả khi các trưởng đại học nghiên cứu giảng dạy luật La Mã (mặc dù đấy không còn là luật La Mã thuần túy của thời cổ đại). Theo quan điểm của các trưởng phái này, “Luật La Mã và luật giáo hội là những luật có hiệu lực tuyệt đối và không có gì nghi ngờ” vì vậy cũng không đòi hỏi phải có những nghiên cứu so sánh. Trong khi đó, trong giai đoạn này ở Anh đã có những công trình nghiên cứu so sánh pháp luật của Anh và pháp luật của Pháp. Tuy nhiên, sự so sánh trong các công trình này “thiếu khách quan” chỉ để nhằm khẳng  định “sự tối ưu của pháp luật Anh”.

    Từ thế kỉ thứ XVI, ở các quốc gia châu Âu lục địa tồn tại nhiều loại luật lệ khác nhau được áp dụng cho các vùng lãnh thô khác nhau, vì vậy đã xuất hiện một số công trình so sánh các luật lệ được áp dụng trong cùng quốc gia. Đặc biệt, những so sánh giữa luật La Mã và luật lệ của người Giécmanh đã được thực hiện ở một sổ quốc gia như Tây Ban Nha, Đức.

trường phái về luật so sánh

    Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế ki XVII và thế ki XVIII đã làm cho các luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình, vì vậy, luật so sánh hầu như không được phát trìển. Tuy nhiên, một số học giả cũng đã đề xuất rằng các học già cần phải thoát khỏi khuôn khổ của hệ thống pháp luật quốc gia để đánh giá được giá trị đúng của hệ thống pháp luật đó. Đáng chú ý nhất là Montesquieu. Ông đã sử dụng phương pháp so sánh để phát trìển các bài giảng của mình về những quan điểm của trưởng phái pháp luật tự nhiên. Vì thế, nhiều học già sau này đã đánh giá Montesquieu như là người đi tiên phong trong lĩnh vực luật so sánh.

- Từ thế kì XIX đến nay

     Từ thể kỉ thứ XIX đến nay, luật so sánh phát trìển mạnh mẽ với hai hình thức là luật so sánh lập pháp và luật so sánh học thuật. Luật so sánh lập pháp là quá trình theo đó pháp luật của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các văn bản pháp luật của quốc gia; còn luật so sánh học thuật là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau dom giản là nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh