Lý giải nguồn gốc của những điểm tương đồng

    Thông thường, các nhà nghiên cứu cố gắng giải thích nguyên nhân của tất cả những điểm tương đồng và khác biệt dã được tìm ra. Tuy nhiên, đôi khi việc giải thích chi cần tập trung vào những điểm tương đồng hoặc những điểm khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào giả thiết được đặt ra khi lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh.

    Nếu nhà nghiên cứu giả định về các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh là tương đồng thì khi tiến hành giải thích có thể chi cần tập trung vào những điểm khác biệt. Ngược lại, nếu giả định ban đầu các hệ thống pháp luật là khác nhau thì việc giải thích chi cần tập trung vào những điểm tương đồng.

những điểm tương đồng

    Cơ sở để lí giải nguồn gốc của những tương đồng và khác biệt là những yếu tố có ảnh hưởng đối với pháp luật. Trong đó có những yếu tổ mang tính tất nhiên mà đáng chú ý là những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, lịch sử và địa lí, nhân chủng cũng như các phương tiện điều chỉnh khác đối với hành vi của con người… và có những yếu tố mang tính ngẫu nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi hệ thống pháp luật.Cần lưu ý rằng tất cả những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đều có nguyên nhân của nó nhưng có những nguyên nhân chưa thể tìm ra, “các học giả luật so sánh không nên kì vọng rằng mình có thế giải thích được mọi điều ”.Vì thế, nên tập trung việc giải thích nguồn góc của những điểm tương đồng và khác biệt quan trọng nhất giữa các hệ thống pháp luật.

    Sau khi đã lí giải được nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, người nghiên cứu cần phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chê của các hệ thông pháp luật hoặc các giải pháp của các hệ thống pháp luật đã được so sánh. Trong nhiều trưởng hợp, người nghiên cứu nhận thấy rằng giải pháp hoặc hệ thống pháp luật nào đó tốt hon hoặc tồi hơn. Tuy nhiên, thông thưởng các giải pháp hoặc các hệ thống pháp luật có giá trị như nhau.Cuối cùng, nếu mục đích của việc so sánh luật là nhằm cải tổ pháp luật, người nghiên cửu, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các giải pháp pháp lí đã chọn để so sánh, có thể xây dựng giải pháp pháp lí mà theo hụ là tối ưu nhất hoặc cũng có thể lựa chọn giải pháp của hệ thống pháp luật nào đó để “cấy ghép” vào hệ thống pháp luật của nước mình.


Đọc thêm tại: