Khái niệm về hệ thống pháp luật

    Với ngữ cảnh này, thuật ngữ hệ thống pháp luật thường được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ.Cũng có học giả mở rộng nội hàm của khái niệm hệ thống pháp luật khi đặt nó trong mối quan hệ với quốc gia hoặc vùng lãnh thồ nhất định. Theo đó, hệ thống pháp luật không chi lả tổng thể các quy phạm pháp luật mà còn bao hàm cả các thiết chế pháp luật của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

    Vì thế, khi trình bày về hệ thống pháp luật nào đó, các học giả, các nhà nghiên cứu không phải chỉ nói đến hệ thống quy phạm pháp luật mà còn nói đến cả các thiết chế pháp luật như toà án, các cơ quan tài phán… Thậm chí, khái niệm hệ thống pháp luật còn được mở rộng hơn nữa bao hàm các yếu tố khác như phạm vi điều chỉnh của pháp luật (legal extention), mức độ điều chỉnh của pháp luật (legal penetration), văn hoá pháp luật, các thiết chế pháp lí (toà án, cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ sở đào tạo luật, hội luật gia), luật gia và các quy trình có các hoạt động gắn liền với pháp luật.

hệ thống pháp luật

    Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thồ, thuật ngữ này còn được sử dụng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có những điểm chung nhất định. René David, trong công trình giới thiệu về các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đã sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” khi nói đến nhóm hệ thống pháp luật của các nước thuộc lục địa châu Âu – hệ thống pháp luật La Mã – Giécmanh (The Romano – Germanic system of law). Tưomg tự như vậy, nhiều học giả luật so sánh khác cũng sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Peter de Cruz trong cuốn “Comparative Law in a changing world” (luật so sánh trong thế giới thay đổi) cũng sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” khi nói đến nhóm pháp luật của phần lớn các nước Tây Âu, các nước Mỹ Latinh, các nước vùng Đông A và phân lớn các nước châu Phi (civil law system).

    Nhiều học giả khác cũng sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật để nói đến hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Anglo-American system); hệ thông pháp luật XHCN (Socialist legal system). Điều dễ nhận thấy là khi sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó, các học giả không có hàm ý rằng nội dung của thuật ngữ này là hệ thống quy phạm, các chê định pháp luật và các thiết chế pháp lí hoặc bao hàm cả mức dộ, phạm vi điều chình pháp luật giống như “hệ thống pháp luật” của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh