Bên cạnh sự phát triển của các thiết chế chuyên về luật so sánh, luật so sánh trong giai đoạn này cũng đã được phát triển thành các môn học ở các cấp độ khác nhau trong các khoa luật của trưởng đại học ở các nước khác nhau. Các trường đại học ở Pháp như Lyon, Paris, Strasbourg và Toulouse đã đưa luật so sánh thành môn học chính của chương trình sau đại học. Ở Anh, cùng với việc đưa môn luật so sánh vào giảng dạy trong chương trình của mình, Đại học Cambridge đã thiết lập chức danh trưởng bộ môn luật so sánh vào năm 1945. Ở Đại học Oxford, ngoài chức danh trưởng chuyên ngành luật học so sánh và lịch sử pháp luật được thiết lập từ 1869, chức danh trưởng chuyên ngành luật so sánh cũng đã thiết lập năm 1948.
Cùng với sự phát triển của các thiết chế chuyên về luật so sánh và việc đưa môn học luật so sánh vào giảng dạy tại các cơ sở luật, trong nửa đầu thế kỉ XX, nhiều công trình về luật so sánh được xuất bản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của luật so sánh trên thế giới. Ở đây có thể chia thành hai nhóm là nhóm lí thuyết về luật so sánh và nhóm công trình so sánh pháp luật của các nước trên thế giới. Ở nhóm thứ nhất, có thể kể đến các công trình khá nổi tiếng về lí thuyết so sánh bao gồm: chuyên luận của Edouard Lambert là “Chức năng của luật so sánh” (Fonction du Droit Comparé) được xuất bản năm 1903, chuyên luận Chức năng và phương pháp của luật so sánh (Fonction et méthode du droit comparé) của Sauser – Hall được xuất bản năm 1913. Đặc biệt là rất nhiều công trình về lí thuyết so sánh được đăng trong các tạp chí khác nhau mà đáng chú ý là tạp chí luật của Trường đại học Tulane của Mỹ (Tulane Law Review). Các công trình so sánh pháp luật thuộc nhóm thứ hai cũng rất phát triển trong giai đoạn này. Có thể kể đến một số công trình khá nổi tiếng được cơ quan thương mại của Mỹ (The ƯS Department of Commerce) xuất bản năm 1937 là Loạt sách về luật so sánh (Comparative law Series); Hiệp hội các trưởng luật của Mỹ (Association of American Law Schools) đã xuất bản: “Bộ sách về khoa học hỉnh sự hiện đại” (The Modem Crimial Science Series), Bộ sách về lịch sử pháp luật của lục địa châu Âu” (Continental legal history Series), “Bộ sách về trìết học pháp luật hiện đại” (The Modem Legal Philosophy’ Series), “Bộ sách về lịch sử tố tụng dân sự châu Âu lục địa” (The History of Continetal Civil Procedure). Đặc biệt, Thư viện của Quốc hội Mỹ đã xuất bản một loạt sách giới thiệu hệ thống pháp luật của các nước đổi nhất định và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự phân hoá thể giới về quan điểm chính trị.
Đọc thêm tại: