Trước hết, mục đích nghiên cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn hệ thống pháp luật để nghiên cứu so sánh. Mục đích cải cách pháp luật thưởng dẫn đến việc các luật gia so sánh lựa chọn các hệ thống pháp luật có sự tương đồng về văn hoá xã hội và văn hoá pháp luật hoặc có sự tương đồng về cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử để so sánh nhằm giúp nhà làm luật có thê học hỏi kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật đó.
Tuy nhiên, nếu mục đích của các nghiên cứu so sánh pháp luật nhằm làm hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật thì yếu tố chính trị lại đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các hệ thống pháp luật để so sánh. Nói cách khác, trong việc nhất thể hoá mà trước hết là với việc hài hoà hoá pháp luật hoặc chi nhằm mục đích hài hoà hoá pháp luật, sự lựa chọn các hệ thống pháp luật để so sánh sẽ được quyết định trước bởi những lựa chọn mang tính chính trị. Trong trường hợp nghiên cứu so sánh chi để thoả mãn nhu cầu thông tin và nâng cao hiểu biết về các hệ thống pháp luật khác nhau thì việc lựa chọn hệ thống pháp luật để nghiên cứu không phải là vấn đê phức tạp đối với người nghiên cứu bởi vì họ có thể chọn bất kì hệ thông pháp luật nào để tiến hành các nghiên cứu so sánh. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu mở rộng được sự hiểu biết của mình đối với các hệ thống pháp luật khác trên thê giới.
Tương tự như vậy, nghiên cứu so sánh nhằm hỗ trợ cho thực hiện và áp dụng pháp luật hoặc tư vấn pháp luật sẽ dòi hỏi nhà nghiên cứu cân nhác dể lựa chọn hộ thống phápluật để so sánh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc nghiên cứu để thoả mãn nhu cầu thông tin và hiểu biết pháp luật của các nhà nghiên cứu không có nghĩa là các nghiên cứu so sánh đó không có giá trị thực tiễn. Trong nhiều trưởng hợp, kết quả của nghiên cứu so sánh chỉ có giá trị thông tin đối với người này nhưng lại có ý nghĩa thực tiễn đối với người khác. Chẳng hạn, các nghiên cứu so sánh thưởng có giá trị thông tin và nâng cao hiểu biết đối với các luật gia nhưng nó lại có giá trị thực tiễn đối với các luật sư khi phải giải quyết những vấn đề cụ thể của khách hàng liên quan đến pháp luật nước ngoài.
Khả năng tiếp cận được nguồn thông tin của các hệ thống pháp luật cũng là yếu tố đòi hỏi nhà nghiên cứu cần phải cân nhác khi lựa chọn hệ thống pháp luật để tiến hành so sánh.
Đọc thêm tại: http://giaotrinhluatsosanh.blogspot.com/2015/07/tham-vong-cua-nguoi-nghien-cuu-so-sanh.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật so sánh, doi
tuong cua luat so sanh