Yếu tố đảm bảo tính khách quan của việc mô tả hệ thống pháp luật

     Để đảm bảo tính khách quan của việc mô tả các hộ thống pháp luật, yêu cầu cơ bản đối với người nghiên cứu làkhi trình bày về các hệ thống pháp luật trong bước này, không được đưa ra bất kì sự bình luận hay nhận xét nào của cá nhân minh về các hệ thống pháp luật đó. Việc mô tả về các hệ thống pháp luật này phải phản ánh trung thực đúng như nó đang tồn tại.

     Hơn nữa, cần phải chú ý ràng các thuật ngữ được sử dụng trong bản mô tả về hệ thống pháp luật nào cần phải sử dụng các thuật ngữ pháp lí của chính hệ thống pháp luật đó với các nguồn luật và các kiểu khái niệm đặc trưng của chính hệ thống pháp luật đó và trong bối cảnh kinh tế-xã hội, chính trị… của chính hệ thống pháp luật đó. Nếu nội dung mô tả về các hệ thống pháp luật chứa đựng lời bình luận, đánh giá hay nhận xét của cá nhân thì những bình luận và đánh giá đó có thể sẽ ảnh hưởng đến những phân tích so sánh trong các giai đoạn khác của quá trình so sánh và vì thể có thể sẽ di dến những kết luận thiếu chính xác.

mô tả hệ thống pháp luật

    Hơn nữa, việc mô tả đối tượng so sánh cũng không nên theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào. Cách thức mô tả về các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng hệ thống pháp luật. Khi mô tả về hệ thống pháp luật nào đó, các nhà nghiên cứu có thể trình bày các quy phạm, các khái niệm và các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật đó. Thậm chí, những vấn đề kinh tế-xã hội gán liền với các khái niệm, các quy phạm cũng như các giải pháp của các hệ thống pháp luật cũng có thể được trình bày trong bàn mô tả về đối tượng so sánh. Trong trưởng hợp việc mô tả về vấn đề cụ thể của hệ thống pháp luật nào đó lại liên quan đến những vấn đề khác trong hệ thống pháp luật đó thì các nội dung của các vấn đề đó cần phải được trình bày theo cách thức riêng. Do đó, việc mô tả các đối tượng so sánh phải đảm bảo rằng bất kì người nào đọc các bản mô tả cũng hình dung được một cách chính xác về hệ thống pháp luật hoặc chế định pháp luật được nghiên cứu.

Bước bốn: Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật.

    Trên cơ sở các bản mô tả về các hệ thống pháp luật lựa chọn để so sánh đã được hoàn thành trong giai đoạn trước, nhiệm vụ của người nghiên cứu trong giai đoạn này là dựa vào các bản mô tả đó để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật hoặc các giải pháp của các hệ thống pháp luật đó. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh