Luật của Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ từ pháp luật nước ngoài

     Những ví dụ này cho thấy các nhà làm luật của Việt Nam thờikì phong kiến cũng đã nghiên cứu tham khảo pháp luật nước ngoài, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật của mình, Thậm chí, các nhà làm luật đã đưa vào trong các văn bản pháp luật của Việt Nam nhiều quy định pháp luật của nước ngoài nhu là một sự “cấy ghép” pháp luật.

     Sau Cách mạng tháng Tám, với sự ra đờicủa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được xây dựng. Có thể nói hầu hết các đạo luật lớn đặc biệt là hiến pháp và các luật về tổ chức nhà nước của Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của nước ngoài, nhất là pháp luật của các nước XHCN. Khi tiến hành việc soạn thảo bản Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo “phải tham khảo hiến pháp của các nước bạn và của một sô nước tư bản có tính chắt điển hình.Vì thế, Hiến pháp 1959 được xem như là một trong những sản phẩm củaso sánh phápluật được thực hiện bởi các nhà làm luật Việt Nam.

     Trong giai đoạn này, ở miền Bắc, luật so sánh học thuật dường như ít được chú trọng. Điều này, một phần xuất phát từ bản thân sự phát triển của khoa học pháp lí ở Việt Nam nói chung và khoa học luật so sánh nó riêng, một phần do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, những thông tin về pháp luật nước ngoài cũng ít được các học già quan tâm nghiên cứu. Nếu có các công trình nghiên cứu pháp luật trong giai đoạn này, có lẽ các công trình đó cũng chỉ tập trung vào hệ thống pháp luật của các nước XHCN.

Luật của Việt Nam

     Ở miền Nam, trong khoảng thờigian từ năm 1954 đến năm 1975, các nhà làm luật của miền Nam Việt Nam cũng đã tham khảo pháp luật của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật. Trong lĩnh vực luật tư, khi soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình đều tham khảo pháp luật của Pháp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, “Sắc luật 1964 có nhiều điều khoản chép y nguyên theo Bộ dân luật Pháp ”.Ngược lại, trong một số lĩnh vực luật công như luật hiến pháp, luật hình sự, các nhà làm luật còn tham khảo pháp luật củaMỹ và một số nước khác. Chẳng hạn, sự tồn tại của “Pháp viện tối cao” theo quy định của Hiến pháp Việt Nam cộng hoà năm 1967 là biểu hiện của việc các nhà làm luật đã tham khảo Hiến pháp củaHợp chủng quốc Hoa Kì.

     Ở phương diện luật so sánh học thuật, trong giai đoạn này, có một số công trình nghiên cứu luật so sánh mà đáng chú ý nhất là cuốn sách “Những ứng dụng của luật so sánh” của TS. Ngô Bá Thành xuất bản năm 1965 tại Sài Gòn. Trong đó, ngoài việc làm rõ một số nội dung cơ bản liên quan đến lí thuyết luật so sánh, tác giả đã tập trung đề cập những ứng dụng của luật so sánh trong nghiên cứu và thực tiễn. Bên cạnh đó, trong một số công trình của các học giả miền Nam trong thờikì này cũng đã giới thiệu những nét cơ bản về các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới. Chẳng hạn, Vũ Văn Mẩu, Trần Văn Liêmtrong một số công trìnhđã giới thiệu một cách khái quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới;




Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat so sanh, đối tượng của luật so sánh