- Trước thế ki thứ XIX
Ngay từ thời kì cổ đại, nhiều nhà nước cổ đại đã viện dẫn pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Điển hình nhất là nhà nước Hy Lạp và nhà nước La Mã. Trong nhà nước Hy Lạp cổ đại, một số thành phố khi xây dựng luật lệ của mình đã chấp nhận toàn bộ hoặc một phần luật lệ của các thành bang khác. Việc chấp nhận pháp luật của các vùng khác hoặc các thành bang khác ở thời kì cổ đại này có lẽ xuất phát từ lí do là luật lệ của các vùng đó được coi là tốt hơn, tiến bộ hơn. Do đó, đây là cách thích hợp để có luật lệ tốt ở giai đoạn này.
Bên cạnh việc các thành bang của Hy Lạp bắt chước luật của các thành bang khác, những nghiên cứu so sánh trong các công trình của các nhà khoa học thời kì cổ đại cũng đã được tìm thấy. Trong cuốn sách có tên là “Các luật lệ” (Laws), Plato đã so sánh luật lệ của các thành bang của Hy Lạp; Aristotle cũng đã so sánh luật lệ của 153 thành bang của Hy Lạp để viết cuốn “Chính trị”, Theophrastus trong cuốn “về các luật lệ” (On Laws) cũng đã so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau của Hy Lạp…
Khi nhà nước La Mã mới được hình thành, các luật lệ của La Mã, đặc biệt là Luật 12 bàng cũng đã được xây dựng trên cơ sở việc tìm hiểu luật lệ của Hy Lạp. Cicero và Gaius cho rằng “ủy ban lập pháp đã được gửi đi Aten để nghiên cứu pháp luật của Hy Lạp”.(l> Điều này xuất phát từ cơ sở lịch sử là nền văn minh của Hy Lạp cổ đại đã phát trìển rất rực rỡ và có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn minh của La Mã.
Trong thời kì thịnh vượng của đế chế La Mã, luật so sánh hầu như không có cơ hội để phát trìển. Các luật gia La Mã không nghiên cứu pháp luật nước ngoài với lí dơ rất đơn giản là theo quan niệm của họ luật La Mã là luật phát trìển nhất xuất phát từ sự thịnh vượng và hùng mạnh của để chế La Mã. Mặt khác, các luật gia La Mãcho rằng pháp luật nước ngoài là “lộn xộn và ngớ ngấn,,vì vậy không có gì đáng quan tâm để học hỏi.
Đến thời Trung cổ, sau khi đế chế Tây La Mã bị sụp đổ, ở các khu vực của Tây Âu tồn tại hai loại luật song song cùng được áp dụng là luật La Mã và luật Giécmanh. Tuy nhiên, sự tồn tại hai loại luật lệ cùng được áp dụng cũng không làm xuất hiện bất kì công trình nghiên cứu so sánh nào giữa hai loại luật lệ này. Đến trước thời kì Phục Hưng, đã xuất hiện những nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở so sánh. Theo đó, pháp luật của các nhà nước phong kiến, luật giáo hội và những phần khác nhau của luật La Mã trước khi chế độ Tây La Mã sụp đổ đã được nghiên cứu so sánh. Nhở nhũng nghiên cứu này, các học giả thời trung cổ đã mở rộng được sự hiểu biết của mình đối với nhiều hệ thống pháp luật khác nhau trong thời kì đó.
Đọc thêm tại: