Những bộ luật so sánh đầu tiên ở Việt Nam

     Thời kì trước năm 1986, luật so sánh ở Việt Nam chủ yếu là so sánh lập pháp. Nói các khác, các nhà làm luật của Việt Nam ở các thời kì khác nhau trong lịch sử đều viện dẫn và sử dụng pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình.


     Trong thời kì phong kiến, các nhà làm luật của các triều đại phong kiến của Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù không có nền tảng lí thuyết về so sánh pháp luật như bây giờ nhưng các nhà làm luật củaViệt Nam ở các thời kì khác nhau đã chắt lọc những điểm hợp lí trong pháp luật của nước ngoài mà chủ yếu là pháp luật Trung Quốc để xây dựng hệ thống pháp luật của mình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam. Sự tiếp thu những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xây dựng pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam không phải chỉ là sự tiếp thu về tư tưởng mà còn tiếp thu về hình thức cũng như nội dung của các văn bản pháp luật nước ngoài.

     Một ví dụ điển hình cho việc tiếp thu pháp luật Trung Quốc trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam là Quốc triều hình luật – Bộ luật có giá trị đặc biệt trong cổ luật của ViệtNam. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, khi xây dựng Quốc triều hình luật, các nhà làm luật Việt Nam đã tiếp nhận nhiều yếu tố trong pháp luật của Trung Quốc, vềhình thức cấu trúc, Quốc triều hình luật có đến 9 chương giống với Bộ luật nhà Đường.

luật so sánh đầu tiên ở Việt Nam

     Về nội dung, Quốc triều hình luật có đến 261 điều khoản tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần từ luật của nhà Đưởng, 53 điều tiếp nhận từ Bộ luật của nhà Minh và một số điều khoản có nội dung tiếp nhận các quy định của nhà Tống.Mặc dù, “Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản tương tự với những điều khoản tương ứng ở Bộ luật nhà Đưng nhưng nó có châm chước, sửa đối khi cần thiết những quy định của pháp luật nước ngoài mà nó tham khảo cho phù hợp với tình hình của xã hội Việt Nam, với truyền thống sinh hoạt của dân tộc
     Một văn bản pháp luật khác cũng rất nổi tiếng trong các triều đại phong kiến Việt Nam là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long). Các nhà soạn thảo Hoàng Việt luật lệ đã nghiên cứu pháp luật của nước ngoài mà cụ thể là luật lệ của nhà Thanh (Trung Quốc) nên đã đưa vào trong bộ Hoàng việt luật lệ này nhiều quy định của pháp luật nhà Thanh, “Về hình thức, bộ Hoàng Việt luật lệ so với Bộ luật nhà Thanh, chép gần đúng toàn thể nguyên văn, chi loại bỏ mất vài điều lệ. Các bố cục giống như hệt không có sự thay đổi gì ”. “Nhà làm luật vì quá câu nệ trong sự bắt chước bộ luật nhà Mãn Thanh, nên đã chép lại rất nhiều điều luật nhà Mãn Thanh kể cả những lời bình chú”.  Việc nghiên cứu luật của nhà Thanh và so sánh với pháp luật của các triều đại trước đó của Việt Nam để xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ, được chính vua Gia Long lệnh cho các triều thần thực hiện. Trong lời tựa của Hoàng Việt luật lệ, vua Gia Long viết: “Các triều đình phương Bắc, các vua dựng lên những nhà Hán, Đường, Tống, Minh… mỗi triều đại, sách về luật đều có sửa đổi mà đầy đủ nhất là triều đại nhà Thanh. Thế nên, ta ra lệnh cho triều thần lấy luật lệ của các triều đại nước ta làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và luật Thanh triều; rút lấy, thêm bớt, cân nhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng ”.


Đọc thêm tại: