Nói cách khác, khi muốn tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai hộ thống pháp luật thuần túy, người nghiên cửu không thể không dựa vào những tương đồng và khác biệt giữa các chế định, các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật đỏ và ngược lại, để tìm hiểu sự khác biệt trong nội dung của chế định nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cũng không thể không xác định sự khác biệt về cách thức giải thích các quy định của pháp luật ở các hệ thống pháp luật hoặc tầm quan trọng cũng như vị trí của chế định pháp luật đó ở các hệ thống pháp luật này.
PHƯƠNG PHÁP CỦA LUẬT SO SÁNH
Những nguyên lí của phương pháp so sánh trong luật so sánh hoàn toàn không vượt ra ngoài nguyên lí chung của phương pháp so sánh được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học nói chung. Mặc dù các sự vật và hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chi thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh) có những điểm chung nhất định. Điểm chung này được các nhà nghiên cứu so sánh gọi là yếu tố thứ ba của việc so sánh bên cạnh yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh. Yếu tố thứ ba này được xem là mẫu số so sánh chung.
Việc tìm kiếm mẫu số so sánh chung này vẫn luôn là vấn đề được bàn luận khi sử dụng phương pháp so sánh trong các lĩnhvực khoa học khác nhau bao gồm cả lĩnh vực luật so sánh. Các nhả nghiên cứu luật so sánh cho rằng khả năng so sánh của các quy phạm pháp luật hay các chế định pháp luật tương đương vó nhân tô thứ ba của việc so sánh bởi vi khả năng so sánh của cá quy phạm hay các chế định pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau phụ thuộc vào sự tồn tại của mẫu số so sánh chung- nhân tố làm cho việc so sánh các hiện tượng pháp lí có ý nghĩa.
Vậy, nhân tố nào là mẫu số so sánh của các đối tượng so sánh trong luật so sánh? Nói cách khác, những hệ thống pháp luật nào; những chế định hay quy phạm pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật khác nhau có thể được so sánh với nhau?
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật so sánh, doi
tuong cua luat so sanh